• .
Lượt Xem 834

Mục đích khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi: “Bạn có sẵn lòng làm tăng ca?”

Cùng với những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân, trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thì câu hỏi xử lý tình huống cũng sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra thái độ của ứng viên. Và câu hỏi «Bạn có sẵn sàng tăng ca vào cuối tuần không?» cũng là một trong số đó. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng chịu được áp lực cao của ứng viên. Dù không phức tạp như các câu hỏi về trình độ chuyên môn nhưng để trả lời xuất sắc câu hỏi “Bạn có sẵn lòng làm tăng ca hay không?” ăn điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng lại không hề dễ dàng.

Cách trả lời câu hỏi: “Bạn có sẵn lòng làm tăng ca?”

Trả lời dựa trên trải nghiệm thực tế

Nếu đã có kinh nghiệm thực tế khi làm tăng ca, bạn có thể lấy chính những kinh nghiệm trước đây để trả lời nhà tuyển dụng.  Ứng viên có thể trả lời như sau: “Trước đây, tôi thường lên kế hoạch và tính toán khối lượng công việc trong 1  tuần. Trong trường hợp cần tăng ca để hoàn thành tiến độ thì tôi sẽ báo với công ty để làm thêm. Còn trong trường hợp công ty có việc gấp, cần tăng ca thì tôi sẽ sẵn sàng ở lại hỗ trợ và đề xuất lịch nghỉ bù sau đó.”

Dựa theo khả năng đáp ứng tăng ca của bạn

Khi trả lời câu hỏi “Bạn có sẵn lòng làm tăng ca?” thì bạn cần xem xét tới điều kiện thực tế của bản thân. Nếu bạn là người độc thân hoặc gia đình có thể hỗ trợ được thì bạn có thể làm tăng ca. Tuy nhiên, nếu điều kiện hoàn cảnh không cho phép thì bạn hãy chia sẻ thẳng thắn với nhà tuyển dụng dù nó có thể khiến bạn bị mất điểm. Những điều này sẽ giúp bạn tránh được phiền toái về sau nếu công ty yêu cầu phải tăng ca liên tục. 

Đề cập tới nguyện vọng khi làm tăng ca

Nếu có thể đáp ứng yêu cầu tăng ca của nhà tuyển dụng thì bạn hãy cập tới nguyện vọng và mong muốn của mình. Bạn cần đảm bảo rằng, công ty sẽ có chế độ phụ cấp phù hợp khi làm tăng ca, điều này sẽ giúp bạn tránh được mâu thuẫn và tranh chấp về sau.

Trả lời theo hướng giải quyết vấn đề

Nhiều khi làm tăng ca không phải là tình huống bắt buộc, mà đây có thể là hệ quả của những vấn đề yếu kém còn tồn đọng trong doanh nghiệp. Và nếu tìm hiểu được nguyên nhân và hướng giải quyết thì tăng ca, làm thêm giờ sẽ không thực sự cần thiết.

Thực tế cho thấy rằng, không phải lúc nào việc ở lại công ty và làm thêm giờ cũng là phương án xử lý tốt nhất trong mọi tình huống. Tùy từng đặc thù công việc, bạn sẽ thấy có nhiều hơn một cách để xử lý vấn đề. Nếu bạn không thể ở lại công ty muộn nhưng có thể làm việc tại nhà từ 8 – 10 giờ tối, hoặc nếu bạn có thể làm việc linh hoạt buổi chiều – tối khuya và muốn được nghỉ buổi sáng – hãy cứ mạnh dạn đề xuất.

Nếu bạn có thể trực điện thoại của khách hàng, trả lời email và làm việc sau giờ làm việc – điều này cũng tương tự như việc làm thêm giờ nhưng bạn sẽ không phải có mặt tại công ty. Lời khuyên ở đây là hãy thật linh hoạt và đàm phán với nhà tuyển dụng để tìm ra phương án làm việc phù hợp nhất với bản thân bạn.

Nói chung, các bạn không cần quá lo lắng với câu hỏi “Bạn có sẵn lòng làm tăng ca?”. Hãy tự tin và xử lý tình huống chân thành, khéo léo trên tinh thần đôi bên đều có lợi thì chắc chắn bạn sẽ đưa ra được giải pháp thuyết phục nhà tuyển dụng mà lại phù hợp với bản thân bạn nhé!

Xem thêm: Top công việc phù hợp với những người thích làm việc độc lập

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Bài Viết Liên Quan

Nếu tất cả trả lương giống nhau, bạn có chọn công việc này?

Đã bao giờ bạn tự hỏi, nếu tất cả công việc đều được trả lương ngang nhau, bạn có chọn công việc mình đang làm?...

"Việc nhẹ lương cao" - Fresher ngã đau lần đầu tìm việc

“Việc nhẹ lương cao” là cụm từ khá hấp dẫn với những ai đang tìm việc. Nhất là với các bạn Fresher mới ra trường...

Giải pháp bớt rầu cho Gen Z hay hỏi lương đâu?

Lương vừa nhận đã tiêu gần hết là thực trạng chung của nhiều người, nhất là các bạn Gen Z mới đi làm. Làm thế...

Thị trường bất ổn, Fresher có nên nép mình khi deal lương?

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chịu ảnh hưởng của sự bất ổn, việc xác định giá trị bản thân và định hình...

Kịch bản thương lượng lương lường trước bẫy tuyển dụng

Khi phỏng vấn cho một vị trí hay công việc mới, một trong những điều quan trọng nhất đó là đàm phán về mức lương....

Bài Viết Liên Quan

Nếu tất cả trả lương giống nhau, bạn có chọn công việc này?

Đã bao giờ bạn tự hỏi, nếu tất cả công việc đều được trả lương...

"Việc nhẹ lương cao" - Fresher ngã đau lần đầu tìm việc

“Việc nhẹ lương cao” là cụm từ khá hấp dẫn với những ai đang tìm...

Giải pháp bớt rầu cho Gen Z hay hỏi lương đâu?

Lương vừa nhận đã tiêu gần hết là thực trạng chung của nhiều người, nhất...

Thị trường bất ổn, Fresher có nên nép mình khi deal lương?

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chịu ảnh hưởng của sự bất ổn,...

Kịch bản thương lượng lương lường trước bẫy tuyển dụng

Khi phỏng vấn cho một vị trí hay công việc mới, một trong những điều...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.