adsads
24 1
Lượt Xem 6 K

Khi tuyển dụng nhân sự, nhà tuyển dụng thường rất ưu ái những ứng viên có điểm mạnh về kỹ năng làm việc nhóm. Tại sao kỹ năng này lại quan trọng như vậy? Và các kỹ năng làm việc nhóm cơ bản là gì? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây.

 

1. Tại sao kỹ năng làm việc nhóm lại quan trọng?

Kỹ năng làm việc nhóm là quá trình phối kết hợp, tương tác, cộng tác giữa hai hay nhiều người trong cùng một tổ chức. Qúa trình này được thực hện bằng cách một cá nhân sẽ chia công việc chung thành những phần việc nhỏ hơn. Từ đó, mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ đúng với chuyên môn hoặc thế mạnh của bản thân để cùng hoàn thành công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Đây là một trong những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cũng như lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá rất cao và chú trọng cho các nhân viên của mình. Kỹ năng này sẽ giúp gia tăng sự đoàn kết trong tập thể, đồng thời giảm tải những áp lực công việc không đáng cho nhân viên và phát huy tối đa hiệu quả công việc.

Không một ai hoàn hảo trong tất cả lĩnh vực, nhiều người làm việc chung trong một dự án sẽ giúp mỗi cá nhân lĩnh hội được nhiều giá trị và kinh nghiệm mới. Các kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp từng cá nhân khám phá ra thế mạnh của bản thân và tìm ra điểm yếu để học hỏi, trau dồi thêm từ đồng nghiệp.

 

2. Làm sao để cân bằng các cá tính khi làm việc nhóm?

Kỹ năng làm việc nhóm mang đến những hiệu quả tích cực cho công việc và cá nhân. Tuy nhiên, quá trình làm việc nhóm cũng có thể nảy sinh những điểm tiêu cực. Nguyên nhân xuất phát từ việc khi bạn làm việc chung với nhiều người, bao gồm nhiều cá thể sở hữu cá tính riêng biệt thì việc cân bằng và dung hòa sẽ là một thử thách lớn.

Mâu thuẫn hay bất đồng là điều khó thể tránh khỏi khi làm việc nhóm. Để tránh được điều này, trước khi triển khai làm việc nhóm, bạn cần xác định được mục tiêu chung của tập thể để định hướng được từng mục tiêu cho các giai đoạn nhỏ. Đồng thời, dù là làm việc nhóm nhưng bạn cũng cần có người leader để phân công, giám sát và ra quyết định cuối cùng. Leader được chọn nên là người công tâm và có năng lực nhất định trong nhiều lĩnh vực. Điều này sẽ giúp cân bằng các cá tính trong một nhóm và đảm bảo lợi ích chung cho tập thể.

 

3. Các kỹ năng làm việc nhóm chốn công sở cần biết

Kỹ năng lắng nghe

Khi làm việc nhóm, lắng nghe là kỹ năng vô cùng quan trọng. Dù bạn hoàn hảo đến đâu cũng khó tránh khỏi đôi lần sai sót, việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ người khác sẽ giúp bạn hạn chế tối đa điều này và hoàn thiện bản thân hơn. Ngoài ra, việc lắng nghe còn giúp tập thể gắn kết với nhau hơn, gia tăng tinh thần làm việc nhóm hiệu quả hơn.

Kỹ năng tương tác và hỗ trợ

Trở thành một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu chung thì kỹ năng tương tác và hỗ trợ nhau là điều cần thiết. Mọi người phải học cách giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hoặc chủ động tìm hiểu công việc của đồng đội để hỗ trợ ngay khi cần thiết. Đồng thời, các cá nhân trong cùng một nhóm cùng cần giao tiếp thường xuyên để tìm được tiếng nói chung trong quá trình làm việc. Điều này sẽ mang lại hiệu quả làm việc nhóm và tinh thần đoàn kết cũng gia tăng ngày càng cao.

Kỹ năng tổ chức công việc

Nếu bạn là trưởng nhóm thì bạn cần sở hữu kỹ năng tổ chức công việc. Kỹ năng này thể hiện ở việc bạn sắp xếp, phân chia và giám sát công việc của các thành việc một cách logic, khoa học và hiệu quả nhất. Bên cạnh việc phân chia công việc phù hợp cho mọi người, trưởng nhóm cũng phải xử lý các vấn đề phát sinh để không ảnh hưởng đến kết quả chung của tập thể.

Để hòa nhập với môi trường công sở, các kỹ năng làm việc nhóm chính là chìa khóa “sống còn” mà bạn cần trang bị. Hy vọng bài viết chia sẻ trên đã thay đổi cách nhìn nhận của bạn về một kỹ năng quan trọng cần có trước khi chuẩn bị bước chân vào môi trường công sở đầy thử thách.

>>> Xem thêm: Những cách giúp bạn cân bằng giữa làm việc độc lập và làm việc nhóm

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers