adsads
Untitled design 5
Lượt Xem 14 K

Có lẽ bạn đã say đắm với công việc hiện tại. Có lẽ cảm xúc của bạn đang lớn dần lên. Bạn biết rằng mọi người cần bạn. Đó là công việc bạn thật sự yêu thích. Tuy nhiên bạn chuẩn bị rời bỏ nó mà không biết nên xin thôi việc bằng lý do gì.

Bạn có một công việc tuyệt vời, một môi trường làm việc hoàn hảo. Đó không phải là thứ khiến bạn muốn rời đi, vấn đề nằm ở chính bản thân bạn! Đó tất nhiên không phải là cảm xúc nhất thời, mà sự thật là bạn đã suy nghĩ về điều này từ rất lâu. Dù cho có hối hận, bạn cũng muốn rời đi. Vì đây chính là thời điểm thích hợp nhất.

Sau cùng, bạn tự nhủ với chính bản thân rằng bạn phải ra đi trong khi bạn vẫn còn có quyền lựa chọn và quyết định. Bạn còn quá trẻ để cảm thấy yên ổn và hài lòng với những gì đang có. Bạn đã từng chứng kiến những gì đã xảy ra với những người muốn có công việc ổn định. Một ngày nào đó, họ sẽ bị “đá” ra khỏi công ty một cách không thương tiếc để nhường chỗ cho một tài năng mới chăng? Hoặc tình yêu công việc của họ dần dồn nén lại thành sự tự bằng lòng, khiến cho họ làm việc một cách hời hợt. Bạn sẽ không để cho điều đó xảy ra và phá hủy đi kí ức tình cảm tốt đẹp của bạn hiện tại.

Bởi vậy, hãy thừa nhận, đời vốn là thế. Sigmund Freud đã trích dẫn một câu nói rằng, ở thế kỉ trước, nếu muốn có một cuộc sống tốt, chúng ta cần phải yêu và làm việc. Ngày nay, dường như rằng chúng ta phải yêu mới có thể làm việc được. Chúng ta không còn chỉ cần sự tôn trọng, an toàn, hay tiền bạc trong công việc. Chúng ta còn cần sự đam mê, lòng nhiệt huyết, và cả những bất ngờ nữa. Nói tóm lại, đó gọi là thứ “tình cảm lãng mạn”.

 

1. Hãy tìm ra sự đồng điệu giữa bạn và công việc

Những tổ chức doanh nghiệp luôn xem trọng mong muốn của nhân viên, và cố gắng hết sức để dành trọn trái tim của chúng ta. Họ không còn thu hút nhân tài bằng cách đưa ra những lời hứa hẹn phi thực tế hay những phần thưởng mang tính vật chất. Thay vào đó, họ sẽ tuyển dụng bằng những lời hứa mà bạn cảm thấy có ý nghĩa. Và rồi bạn sẽ trưởng thành, trở thành một phần của xã hội, và có thể giúp thay đổi thế giới. Nếu may mắn, bạn thậm chí còn được trả lương hậu hĩnh. Còn gì mà để không hài lòng cơ chứ?

Các nhà học giả đã dành hàng thập kỉ để tìm hiểu về điều gì khiến cho các tổ chức công ty lại có thể dành lấy trái tim của nhân viên. Đó gọi là “sự đồng nhất”. Chúng ta nỗ lực gắn bó với công ty mà cho ta phần thưởng không chỉ là những phúc lợi tốt, mà còn vì ta đã trở thành một phiên bản tuyệt vời nhất của chính bản thân mình.

Khi chúng ta được “đồng nhất”, ta trở thành những gì mà ta làm. Ta nghĩ về bản thân theo nghĩa đen rằng cơ thể ta hợp nhất với giá trị của công ty. Nếu tổ chức của tôi cởi mở, hay khắt khe, hay sẵn sàng chịu rủi ro; thì tôi cũng như vậy. Khi công ty tỏa sáng, chúng ta cũng tỏa sáng. Khi nó có biến cố, lòng ta cũng đầy biến động. Công việc lúc này có vẻ, cũng giống như các mối quan hệ lãng mạn khác, là một sự gây nghiện lành mạnh và cũng khôn ngoan nhất.

Chẳng trách được khi mà chúng ta luôn nghĩ về công việc, và thi thoảng nó còn làm cho chúng ta mất trí. Tình cảm cũng vận hành giống như vậy: Nó làm khó bạn, làm bạn héo mòn đi. Nhưng khi nó suôn sẻ, bạn như đang sống lại và tận hưởng. Khi nó kết thúc, chuyện gì tới cũng sẽ tới.

Có nhiều người hết tình cảm trong công việc mà họ (đã từng) rất yêu thích. Họ tìm kiếm sự động viên từ những khóa học hành chính, cũng giống như phương pháp trị liệu dành cho các cặp đôi: giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua những rối ren trong cảm xúc. Chúng ta cũng giống như họ, có sự chần chừ, có những lúc tội lỗi yếu mềm, và có cả nỗi sợ hãi. Có phải ta đang dần mất kiên nhẫn? Làm sao để vượt qua nó? Rồi ta sẽ tìm được thứ gì đó tốt hơn, hay là chỉ giống như vậy? Và nếu rời đi, chúng ta sẽ trở thành người như thế nào?

Cách dứt áo ra đi khi bạn vẫn còn yêu công việc hiện tại

Thỉnh thoảng, những câu hỏi đó là dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang mắc kẹt trong một mối quan hệ đầy rối ren trong công việc. Khi khác, đó là dấu hiệu của mối quan hệ lãng mạn mờ dần để chuyển sang một tình yêu nghề nghiệp trưởng thành hơn. Thường thì, đó là một chút của cả hai, nhưng tốt hơn là vẫn phải phân chia ra chúng ra. Bạn phải hiểu lí do tại sao bạn nghỉ việc trước khi nghĩ về cách để có thể rời đi một cách tốt nhất.

  • Trong một mối quan hệ đầy rối ren: Bạn cho đi nhiều nhưng nhận lại chẳng bao nhiêu, và bạn cho rằng đó là lỗi của bạn. Chia tay, dù có lời cay đắng hay không, đều khiến bạn đau khổ. Bạn cảm thấy như giam cầm, vì cả lí do về tài chính hay tâm lí. Bạn muốn rời đi, nhưng bạn không thể chịu đựng được, và thú thật là, bạn còn không thể tưởng tượng nổi điều đó. Vậy bạn muốn trở thành ai?
  • Trong mối quan hệ đã chuyển thành tình yêu bền vững: Đam mê của bạn biến thành sự tận tụy, và bắt đầu nhận thức rõ về điều gì đáng để bạn hi sinh. Nhưng đối với công việc, bạn không chắc rằng mình có nên dành hết tâm huyết hay không. Vì bạn có thể hết mình vì công việc, nhưng công việc thì lại không. Tuy nhiên, bạn yêu việc bạn đang làm, người mà bạn muốn trở thành khi làm việc đó, và cả những người bạn tiếp xúc chốn công sở. Tất cả những điều này xứng đáng với sự tận tâm mà bạn bỏ ra.

 

2. Suy nghĩ kỹ càng và chịu trách nhiệm với quyết định của bạn

Nếu bạn kết luận rằng bạn đang trong một mối quan hệ công việc đầy rối ren, chỉ còn một cách duy nhất là hãy dứt áo ra đi càng sớm càng tốt. Tìm kiếm những gì có thể hỗ trợ bạn – một công việc khác, một nhóm bạn tốt – và ra đi một cách đầy dứt khoát. Nó có thể chữa lành vết thương nhanh hơn bạn tưởng. Thậm chí khi chỉ có một phần của công việc là đầy rối ren, thì bạn cũng nên có một ranh giới rõ ràng với phần việc đó. Một khi bạn nhận ra là mình đã tốt hơn, bạn sẽ được giải thoát.

Nếu bạn đã có một sự lựa chọn khác – một lời mời công việc đầy thu hút, có đủ sự động viên xung quanh – mà bạn thì vẫn cứ chần chừ, thì bạn cần có một chiến thuật khác. Bạn nên chuyển tình yêu của bạn từ công việc, sang nghề nghiệp. Biết ơn với công việc, và nắm lấy cơ hội cho nghề nghiệp của mình. Vì thế, hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định rời đi. Một là nghĩ về những gì mình có thể cho đi, hai là nghĩ về những gì khiến mình không thể rời đi. Sau đó, hãy thương tiếc cho công việc cũ, và chộp lấy cơ hội cho nghề nghiệp mới.

Rời bỏ công việc đã tạo nên bạn ngày hôm nay – mặc dù nó không còn như xưa, bạn đã trưởng thành hơn rất nhiều, hay là cả hai – thì đều không hề nhanh chóng và dễ dàng một chút nào. Đừng vội vàng, vì như thế sẽ làm tổn thương người khác, cũng như lãng phí đi những gì mà bạn đã được học ở đây. Hãy dành chút thời gian để nói lời tạm biệt với mọi người và với cả những thứ xung quanh bạn. Tỏ lòng cảm kích với nhiệm vụ cuối cùng mà bạn được giao, tham dự tất cả các cuộc họp định kì, hoặc đơn giản là nhìn ra ngoài cửa sổ và ngắm cảnh. Nếu có tiệc tùng, hãy kể những câu chuyện của bạn đã có khi làm việc ở công ty. Hãy để nỗi buồn sánh vai cùng với kỉ niệm mà mọi người dành cho bạn. Khi có ai đó chúc mừng, cho họ biết rằng tiếp theo sẽ là lời chia buồn. Cảm thấy buồn rầu sẽ khiến bạn cảm thấy rằng dường như mình đã làm gì đó không đúng. Có thể là như vậy, bạn cứ cân nhắc đi. Nhưng có thể nó chỉ đơn giản là bạn đã rất cố gắng trong suốt thời gian gắn bó tại nơi đây.

Hãy để công việc này dạy bạn thêm một điều nữa, đó là cách gặm nhấm nỗi mất mát. Rồi bạn sẽ lại cần đến nó. Trong thời đại mà nơi làm việc đầy tính linh động như ngày nay, việc quên đi cái cũ và tiếp tục bước đi cũng quan trọng như việc giữ một lời cam kết. Nếu không làm được cả hai, chúng ta khó mà có đủ sức và tài để làm điều gì đó, kể cả là yêu thích công việc của chính mình. Chúng ta cũng nên học cách để rời bỏ công việc đó. Và nếu thật lòng yêu thích nó, thì việc rời bỏ đi sẽ càng khó hơn.

 

3. Nói lời cảm ơn chân thành đến công việc trước đây của bạn

Khi bạn nói lời chào tạm biệt đầy thành tâm đến công việc mình hằng yêu quý, đừng ra đi mà không đem gì. Hãy mang tất cả mọi thứ theo, để không đánh rơi chính con người mình ở nơi đó. Chú ý đến công việc mà bạn sẽ tiếp tục làm, dù là bất cứ nơi đâu, và lưu ý trong đầu rằng bạn sẽ phát triển bản thân mà không thứ gì có thể níu chân bạn nữa. Cho những đồng nghiệp bạn trân quý khi làm việc chung biết rằng, mối quan hệ của bạn với họ sẽ vẫn còn tiếp tục, và thậm chí là còn phát triển hơn theo một cách nào đó mới mẻ hơn. Nếu bạn biết những cách đó là gì, bạn và họ sẽ chẳng ngại ngùng mà chia sẻ cùng với nhau. Nếu bạn là một người thích liệt kê, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm một danh sách ghi lại công việc hay những người mà bạn thân thiết và đem nó theo với bạn.

Cuối cùng, hãy nhận sự ủng hộ từ chính công ty của bạn. Dù bạn đã chọn là sẽ ra đi, nhưng bạn vẫn có thể giữ những thói quen hay những giá trị tốt đẹp mà bạn đã học hỏi được. Đó chính là điểm mạnh của sự đồng nhất – bạn không phải trả lại những thứ như máy tính cá nhân hay tấm thẻ tên. Rất nhiều người vẫn giữ lòng yêu mến cũng như sự trung thành đối với công ty mà họ đã thôi việc, vì đó là nơi đã hình thành nên họ, khám phá ra khả năng của họ, và là điểm tựa cho những đích đến tương lai.  Jennifer Petriglieri và Gianpiero Petriglieri đã đúc kết ra định nghĩa “nơi làm việc đồng nhất” cho những tổ chức như vậy. Những nhân tài trong xã hội ngày nay cho rằng những tổ chức doanh nghiệp như trên luôn thu hút họ chính vì nó cho họ cảm giác linh hoạt khi làm việc. Và họ sẽ gắn bó với nơi đó thật lâu trước khi quyết định ra đi.

Thỉnh thoảng việc thôi việc là để có thể đam mê với ngành nghề của chúng ta hơn. Bởi vì có một thứ tình yêu cần mà không một công việc hay tổ chức nào có thể dạy được – đó là khả năng tự xử lí vấn đề một mình. Một khi chúng ta tự mình làm được, tình yêu lúc này không còn là một sự thiết yếu nữa, thay vào đó là niềm vui. Chúng ta có khả năng tạo ra những ranh giới để đến gần hơn với người khác, với công việc mà không cần để lộ ra chính mình. Hơn hết, khi độc lập một mình, chúng ta có thể sẽ ít bị tổn thương hơn với những sự công kích hay sự gièm pha xảy ra chốn công sở. Chúng ta có thể toàn tâm cống hiến vì lúc này ta không còn bị ghìm chân lại nữa.

Thật là không đáng khi bạn yêu thích một nghề nghiệp, hay một tổ chức nào đó nếu nó sẽ không hề đối đãi lại với bạn giống như vậy. Nhưng nếu nghề nghiệp, hay tổ chức đó giúp bạn có được một công việc và những đồng nghiệp đáng để yêu thương, thì hãy trân trọng nó, kể cả khi bạn ở lại đó hay lúc bạn phải nói lời chia tay.

 

— HR Insider / Theo HBR —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search) đã phát hiện một số trường hợp lừa đảo mạo danh thương hiệu để thực hiện hành vi gian lận trong tuyển dụng.

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia nhân sự cho thấy, không phải mọi lời hứa đều sẽ trở thành hiện thực. Hãy cùng tìm hiểu những lời hứa phổ biến mà ứng viên cần đặc biệt thận trọng khi đối mặt.

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi người có thể ứng dụng AI để dự đoán xu hướng và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp. Vậy cụ thể thì AI có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp? 

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong công việc. Tuy nhiên, để xây dựng ấn tượng hiệu quả trong lòng Sếp mới, đặc biệt là Sếp mới đến vào thời điểm cuối năm khi công việc bộn bề, quả không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ mách bạn vài Tips thú vị giúp thu hút sự chú ý và “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt Sếp mới dịp cuối năm này nhé!

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không biết làm sao để thích nghi cũng như duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn!

Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search) đã phát hiện một số trường hợp lừa đảo mạo danh thương hiệu để thực hiện hành vi gian lận trong tuyển dụng.

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia nhân sự cho thấy, không phải mọi lời hứa đều sẽ trở thành hiện thực. Hãy cùng tìm hiểu những lời hứa phổ biến mà ứng viên cần đặc biệt thận trọng khi đối mặt.

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi người có thể ứng dụng AI để dự đoán xu hướng và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp. Vậy cụ thể thì AI có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp? 

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong công việc. Tuy nhiên, để xây dựng ấn tượng hiệu quả trong lòng Sếp mới, đặc biệt là Sếp mới đến vào thời điểm cuối năm khi công việc bộn bề, quả không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ mách bạn vài Tips thú vị giúp thu hút sự chú ý và “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt Sếp mới dịp cuối năm này nhé!

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không biết làm sao để thích nghi cũng như duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers