adsads
Lượt Xem 471

Tôi thì ngấp nghé tuổi 40 rồi, và cũng đã từng trải qua cả hai loại cảm giác này khi tôi hơn 20 và khi hơn 35 tuổi. Thật ra mỗi độ tuổi có một lợi thế riêng, nên khó có thể nói cơ hội việc làm sẽ mở rộng với độ tuổi nào hơn.

Khi 20+, tôi sẵn sàng cho sự thử nghiệm và khám phá…

Hồi mới ra trường, tôi thường xuyên nhảy việc vì nơi thì thấy chán, nơi thì lỡ “bật” Sếp, nơi lại vì tôi làm không giỏi công việc đó… Tuổi trẻ mà, tôi muốn được trải nghiệm, được khám phá và sẵn sàng thử thách bản thân để tìm được công việc phù hợp nhất với mình. Lúc đó tôi cũng chưa vướng bận gia đình con cái, chưa phải lo gánh nặng cơm áo gạo tiền nên suy nghĩ cũng thoải mái lắm.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

TẢI KHO E-DOCUMENT MIỄN PHÍ

Tôi nhớ cái cảm giác vừa rải CV vừa nơm nớp lo sợ. Lỡ không có công ty nào nhận một đứa sinh viên mới ra trường còn quá ít kinh nghiệm như tôi thì sao? Nhưng rồi lúc nào nhảy việc cũng có vài nơi nhận tôi vào làm việc. Phần vì thấy trình độ học vấn của tôi phù hợp, phần vì nhiều vị trí tuyển dụng cần sự năng động và nhiệt huyết của người trẻ hơn là kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, người trẻ cũng dám thử sức và liều lĩnh đón nhận mọi thử thách hơn người trên 35.

Như bản thân tôi lúc trẻ đã từng làm qua không ít công việc khác nhau. Chẳng hạn như vị trí nhân viên tư vấn bán hàng thường cần các bạn trẻ có ngoại hình và khả năng ăn nói. Hay như vị trí nhân viên sale, lúc đó tôi có thể chạy ngược chạy xuôi gần trăm km mỗi ngày bất kể nắng mưa để dẫn khách đi xem dự án. Tôi cũng từng thử sức nhập hàng về làm đại lý mỹ phẩm, tuy thua lỗ nhưng còn trẻ mà, thất bại thì đứng lên làm lại thôi…

Vậy nên các bạn trẻ ở độ tuổi 20+ đừng quá lo lắng vì sự non kinh nghiệm làm việc của bản thân. Rất nhiều công việc ngoài kia cần sự trẻ trung, năng động, dám thử sức và luôn sẵn sàng đón nhận mọi thử thách của một người trẻ đấy. Đó cũng là điểm mà những người trên 35+ khó còn được như các bạn. Bên cạnh đó, đừng quên nỗ lực trau dồi kiến thức mỗi ngày để nâng cấp bản thân hơn bạn nhé.

Khi 35+, tôi cần chinh phục sự thăng tiến ở cấp bậc cao hơn…

Vài năm trước thôi, tôi đã quyết định nhảy việc ở tuổi 35+. Đó là một quyết định khá liều lĩnh vì ai cũng nghĩ tìm công việc mới ở độ tuổi này rất hiếm công ty tuyển dụng. Quả thật, chỉ có 2 công ty gọi tôi đi phỏng vấn nhưng một trong 2 công ty đó đã nhận tôi vào làm việc. Đó cũng là công ty tôi gắn bó làm việc đến bây giờ.

Các bạn 35+ ơi, có thể các bạn nghĩ nhiều công ty ưu tiên tuyển dụng người trẻ hơn, nhưng các bạn quên mất thế mạnh của mình là kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn cao. Sau hơn chục năm đi làm thì chắc chắn bạn đã tích lũy được vốn kinh nghiệm dày dặn hơn các bạn trẻ mới ra trường. Chưa kể, kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn cao giúp bạn có năng lực làm việc giỏi hơn, có cái nhìn chiến lược xa hơn và khả năng giải quyết vấn đề phức tạp tốt hơn…

Như tôi vài năm trước, nhà tuyển dụng nhận tôi vào làm vì vị trí quản lý kho hàng cần người có kỹ năng chuyên môn và có thâm niên làm việc. Công việc quản lý kho yêu cầu nắm vững quy trình kiểm kê hàng hóa để tránh thất thoát tài sản. Bên cạnh đó, tôi còn phải biết quản lý nhân sự kho để mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ… Đó là những điều mà người trẻ mới đi làm chưa trau dồi đủ.

Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng cần nhân viên có thể gắn bó làm việc lâu dài với công ty. Thay vì tuyển các bạn trẻ thích nhảy việc thì tuyển người trên 35 tuổi sẽ thường thích ổn định công việc hơn. Nhà tuyển dụng còn biết bạn đang phải chịu gánh nặng cơm áo gạo tiền và trách nhiệm với gia đình con cái, nên sẽ rất nỗ lực làm việc để tăng thu nhập và thăng tiến trong sự nghiệp. 

Vậy nên trên 35 tuổi, tôi vẫn có thể tìm được công việc tốt. Vì vẫn có nhiều cơ hội việc làm rộng mở với những người có kinh nghiệm làm việc, chuyên môn cao, thích ổn định và nỗ lực thăng tiến trong sự nghiệp…

Hy vọng những chia sẻ đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của tôi có thể hữu ích với các bạn. Dù bạn đang 20+ hay 35+, mỗi độ tuổi đều sở hữu những thế mạnh riêng nên đừng lo không tìm được việc các bạn nhé. Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp nhất với bản thân mình.

Xem thêm: Mất động lực vì làm mãi mà không lên chức, liệu có nên nhảy việc?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers