adsads
Shutterstock 2232935831
Lượt Xem 51 K

Thay vì bị đuổi việc một cách công khai, một số nhân viên nhận ra rằng sếp của mình đang thay đổi hình thức bằng cách giảm tính hấp dẫn trong công việc khiến cho người lao động tự chọn rời đi.

Ben Wigert, giám đốc nghiên cứu chiến lược quản lý văn phòng tại công ty tư vấn quản lý Gallup, cho biết: “Sa thải trong âm thầm là khi cấp trên của bạn trở nên hờ hững, không có kỳ vọng rõ ràng, hỗ trợ hay phản ứng cụ thể nào trong công việc khiến cho bạn dần bị đẩy ra khỏi tổ chức”.

Vicki Salemi, chuyên gia về nghề nghiệp, cũng đồng tình rằng nhiều công ty không trực tiếp tiến hành sa thải mà tạo ra môi trường làm việc độc hại tới mức nhân viên phải xin thôi việc.

Salemi cho biết lý do khiến tình trạng này xảy ra có thể là vấn đề về ngân sách hoặc hiệu suất và thay vì giải quyết những vấn đề này, các công ty lại chọn âm thầm cắt giảm nhân lực.

am tham sa thai anh 1

Chiến lược ngầm sa thải nhân viên được áp dụng ngày càng phổ biến tại các công ty. Ảnh: Anna Shvets.

Trước tình trạng việc “âm thầm sa thải” ngày càng phổ biến, Chip Cutter, phóng viên của tờ The Wall Street Journal, đã đưa ra mô tả cụ thể về xu hướng cho thôi việc một cách thầm lặng đang được áp dụng nhiều tại các văn phòng.

Hạn chế về không gian và thời gian làm việc

Trường hợp bị yêu cầu phải tới văn phòng trong khi công ty không có giới hạn về nơi làm việc có thể là một dấu hiệu.

Theo Wigert, bắt buộc nhân viên phải đi làm nhiều hơn mức họ muốn là cách công ty tạo áp lực để xem họ có thực sự mong muốn gắn bó với tổ chức hay không. Một hình thức khác cũng thường được áp dụng đó là yêu cầu tuân thủ thời gian làm việc một cách cứng nhắc.

“Tuy nhiên, sử dụng những điều luật bó buộc này không phải là cách hay. Nếu chỉ ép mọi người đi làm như một cái máy có thể phản tác dụng bởi chúng giống như hình phạt hơn là một chiến lược ở nơi làm việc”, Wigert cho hay.

Mất quyền lợi

Việc loại bỏ dần các lợi ích và đặc quyền trong công việc của nhân viên là một cảnh báo điển hình trong việc gián tiếp sa thải họ.

Wigert chia sẻ: “Một nhân viên nếu phải hưởng ít quyền lợi hơn từ công ty, bất kể là trong bảo hiểm, phúc lợi hay quỹ hưu trí đều có thể đẩy nhanh quá trình nghỉ việc”.

Dù phương pháp này có thể khiến người lao động nhanh chóng rời đi nhưng nó cũng làm giảm giá trị của doanh nghiệp trong mắt những nhân viên ở lại.

am tham sa thai anh 2

Làm việc trong môi trường không lành mạnh, nhân viên đành phải thôi việc. Ảnh: People Share.

Tăng cường giám sát hiệu suất

Đánh giá hiệu suất làm việc một cách thường xuyên giống như một hình thức cảnh cáo, khiến cho những người có biểu hiện chưa đủ tốt đi đến quyết định thôi việc.

Gần đây, Meta cũng đã thực hiện một số bài đánh giá năng lực và chỉ có khoảng 10% nhân viên được coi là “đạt chuẩn”. Phóng viên Cutter chia sẻ rằng những người đã quen với tình huống này có thể đều tự hiểu không đạt chuẩn đồng nghĩa với việc phải rời đi.

“Đó là kiểu đuổi việc mà không cần phải nói rằng chúng tôi yêu cầu bạn rời đi. Thay vì nói ra, những người làm việc kém hiệu quả phải đối mặt với lựa chọn hoặc là nhanh chóng cải thiện, hoặc là tìm một vị trí khác”, Wigert nói.

Không có cơ hội thăng tiến

Chuyên gia Salemi cho biết nhiều người dễ bỏ qua dấu hiệu mình đang bị âm thầm đuổi việc khi không được tăng lương hay nhận thêm quyền lợi dù luôn hoàn thành tốt công việc.

Trong khi đó, những đồng nghiệp khác vẫn có cơ hội thăng chức và nhận về nhiều đặc quyền.

Salemi chia sẻ thêm: “Thông thường, nếu bạn đã là đối tượng bị sa thải thầm lặng, bạn sẽ là người duy nhất chịu thiệt thòi trong khi mọi thứ xung quanh vẫn hoạt động bình thường”.

Bị phớt lờ trong công việc

Cách phổ biến nhất để một người quản lý tiến hành cho nhân viên nghỉ việc đó là bỏ bê hoặc không để họ tham gia vào những công việc lớn.

“Bạn vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, bạn vẫn sẵn sàng nhưng không được mời tham gia bất cứ cuộc họp hay sự kiện quan trọng nào. Về cơ bản, bạn đang bị cho ra rìa. Bạn cũng có thể được giao việc nhiều hơn nhưng không được hỗ trợ và dần kiệt sức”, Salemi nói.

Thông thường, điều này sẽ rất khó nhận biết bởi người quản lý sẽ để nhân viên của mình thấy rằng họ không phù hợp với công ty và cuối cùng là dẫn dắt đưa ra quyết định về việc đi hay ở.

Xem thêm: Tại sao nhân viên giỏi lại “dứt áo ra đi”?

— HR Insider / Theo ZingNews—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers