adsads
Untitled design 37
Lượt Xem 16 K

Trong 11 năm làm việc tại tập đoàn giải khát Pepsi, vào những năm 1990, nhân viên nói rằng việc phát triển kĩ năng của nhân viên là thứ được công ty ưu tiên chú trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều tổ chức ngày nay luôn phớt lờ sư thăng tiến của nhân sự và để cho nhân viên họ tự xoay sở với lỗ hổng kiến thức và kĩ năng và việc đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sự hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp. Korn Ferry – một công ty chuyên về tư vấn cho các doanh nghiệp – nói rằng những người lãnh đạo khi được tự đánh giá về năng lực của bản thân, “khả năng phát triển con người, đội ngũ” luôn là thứ kém nhất.

Xét về mặt hiệu quả thì các tổ chức, công ty nên đầu tư về phát triển kĩ năng của nhân viên: giao tiếp hiệu quả hơn, có những hạng mục đánh giá về hiệu suất làm việc rõ ràng, có những ý kiến đóng góp xây dựng, cung cấp tài nguyên và khuyến khích để các cấp quản lý có thể tập trung phát triển đội ngũ của mình. Thế nhưng thực tế lại cho thấy hầu hết gánh nặng đều nằm trên vai của nhân viên. Người lao động của mọi cấp bậc cần phải tự nhận biết điểm yếu, từ đó khắc phục và cải thiện nâng cao kĩ năng của mình hơn nữa.

Sau đây là 6 điều bạn có thể làm để làm chủ khả năng thăng tiến nghề nghiệp của bản thân.

 

Hãy hiểu giá trị thành công của chức vụ của bạn

Thành công là như thế nào đối với vị trí bạn đang nắm giữ? Những mục tiêu bạn cần thực hiện là gì? Hãy trao đổi thẳng thắn những điều đó với sếp của bạn, nhưng nếu bạn không làm được điều đó thì hãy tự viết ra những gì bạn hiểu về mục tiêu và chỉ tiêu mà bạn cần hoàn thành. Từ đó đem danh sách đó đến sếp của bạn để có những trao đổi và đóng góp thẳng thắn, từ đó bạn sẽ hình thành được một con đường thăng tiến đúng đắn để phát triển.

 

Khắc phục nhược điểm bản thân

Những người thành công luôn biết học hỏi, điều chỉnh và không ngừng hỏi han ý kiến người khác về bản thân để khắc phục. Nếu sếp của bạn không chủ động đóng góp ý kiến cho bạn, hãy chủ động hỏi sếp về điều đó. Sau mỗi cuộc họp hay buổi thuyết trình, hãy nghiệm ra những gì bạn đã làm tốt, và xin những ý kiến đóng góp làm sao để cải thiện nó tốt hơn. Chỉ nên tập trung vào một thứ vì đa số mọi người đều chỉ có thể tiếp thu được một khía cạnh trong cùng một lúc. Lắng nghe và cám ơn sếp của bạn về những ý kiến đóng góp quý giá.

 

Hình thành cho bạn một khuôn khổ

Bạn có thể ghi nhận những gì bạn học được trong một quyển sổ. Liệt kê ra 10 kĩ năng mà bạn cần phải phát triển trong lĩnh vực của bạn, và đánh bản thân (tự đánh giá hoặc nhờ sự trợ giúp của một người tư vấn) trên từng kĩ năng đó. Chẳng hạn như, nếu bạn là một người làm quảng bá thương hiệu, bạn có thể cho bạn điểm 10 về kĩ năng phát triển quảng cáo, 8 điểm về phân tích giá cả, và 6 điểm trong tiếp thị thương mại. Từ đó tập trung vào cải thiện con điểm 6 của bạn để cho kĩ năng bản thân đồng đều hơn. Việc xin ý kiến đóng góp từ những người đã từng đảm nhiệm vị trí của bạn sẽ có thể thúc đẩy quá trình thăng tiến nhanh hơn.

 

Làm bản thân nổi trội hơn

Sẽ rất khó khăn để có được sự chú ý từ những nhà lãnh đạo cao cấp thông qua công việc thường ngày của bạn. Thế nên bạn có thể thử làm một số công việc tình nguyện, tham gia tổ chức các sự kiện của công ty hay các buổi hướng nghiệp tại trường học. Đây là một cách rất dễ để thể hiện bản thân với các cấp bậc cao hơn nhưng thường bị nhiều người bỏ qua.

thăng tiến

 

Trở thành một chuyên gia của một lĩnh vực đang “hot”

Công ty của bạn đôi khi chưa theo kịp với những công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo hay dữ liệu đám mây. Việc bạn trở thành chuyên gia ở những thứ mới mở nãy sẽ khiến bạn trở thành “người hùng” của công ty. Hãy nghiên cứu thật kĩ về các nội dung mới, tham gia các buổi hội thảo. Việc nắm rõ kiến thức ở những lĩnh vực đang “hot” này sẽ giúp bạn thăng tiến một cách chóng mặt.

 

Tìm kiếm một người cố vấn tốt

Ý kiến đóng góp của một người giàu kinh nghiệm là vô giá, tuy nhiên nếu bạn cứ đi theo từng người một để kêu gọi họ chỉ dẫn cho mình thì sẽ mang lại kết quả không hay. Hãy thử gặp gỡ họ trong những hoàn cảnh thoải mái hơn: trong tiệm cà phê ở dưới sảnh công ty, ở buổi dã ngoại của công ty hay buổi đánh gôn cuối tuần. Hãy hiểu rõ về người mà bạn muốn giúp mình, sẵn sàng với những câu hỏi tinh túy nhất liên quan đến lĩnh vực mà họ giỏi. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, có thể bạn sẽ nhận được một cái gật đầu “Cậu cần giúp gì thì cứ thoải mái hỏi tôi nhé.” Một tuần sau đó, bạn có thể trực tiếp mời họ trò chuyện qua một tách cà phê hay một buổi uống rượu cuối tuần. Dần dần, mối quan hệ với người cố vấn sẽ phát triển một cách tự nhiên.

Để sở hữu kĩ năng nghề nghiệp hoàn thiện sẽ tốn rất nhiều thời gian. Trong bất kì vị trí nào, từ bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng, tài chính doanh nghiệp, đều đòi hỏi bạn cần có một kiến thức chuyên sâu trong 4 đến 5 lĩnh vực. Nếu bạn không có sẵn sàng đảm nhận nhiều hình thức công việc khác nhau, việc sợ hữu bộ kĩ năng toàn diện sẽ trở nên rất khó khăn. Nó đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì ở mỗi chúng ta.

Kĩ năng công việc chính là tài sản lớn của sự nghiệp bạn, vì vậy hãy dành thời gian để nuôi dưỡng nó. Việc nhảy việc quá nhanh sẽ cản trở bạn trong việc bồi dưỡng những kĩ năng chuyên sâu của ngành nghề để bạn có thể phát triển lên một tầm cao mới. Với thời gian và sự nhẫn nại và sự chủ động của bản thân, sẽ chẳng gì có thể ngăn bạn thăng tiến trong thời đại “tự thân vận động” này.

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers