adsads
Lượt Xem 2 K

Chọn phát triển theo chiều ngang hướng chuyên môn

Với những người muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình theo đuổi thì hầu như họ không màng đến việc lên làm quản lý. Vì với họ, làm quản lý đồng nghĩa với việc không còn nhiều thời gian và tâm trí để tập trung nâng cao tay nghề chuyên môn nữa. Thay vào đó, họ phải dành phần lớn công sức và thời gian để lập kế hoạch, quản lý nhân viên, kiểm soát công việc… 

Chẳng hạn, một lập trình viên giỏi được giao trọng trách xây dựng và quản lý nhóm nhân viên khoảng chục người. Thế là thay vì tập trung viết mã code để nâng cao tay nghề, người ấy phải mất gần như cả ngày chỉ để theo dõi và giải quyết các chi tiết vụn vặt trong quy trình làm việc của mọi người.

Không muốn hy sinh sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Khi được lên làm quản lý, bạn có thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc khối lượng công việc và trách nhiệm cũng lớn hơn. Nếu bạn chỉ dành 8 giờ đồng hồ làm việc mỗi ngày khi còn là nhân viên thì lúc lên làm quản lý, bạn có thể phải mất hơn 10 giờ mỗi ngày để hoàn thành tốt trọng trách.

Đây là lý do khiến những người chú trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống từ chối cơ hội thăng chức. Với họ, họ còn muốn dành thời gian cho gia đình, bạn bè, sở thích cá nhân… thay vì chỉ vùi đầu vào công việc ngày này qua ngày khác. Họ thích tận hưởng cuộc sống sau giờ làm, chẳng hạn như được thảnh thơi ăn tối bên gia đình hoặc cuối tuần đi dã ngoại cùng nhóm bạn thân…

Không chịu được áp lực 

Theo kết quả khảo sát gần đây của Công ty tư vấn tổ chức và quản lý Shikigaku, 72% nhân viên được hỏi không muốn đảm nhận vị trí quản lý. Trong đó, nhiều người thể hiện rõ thái độ khó chịu khi phải gánh vác thêm trách nhiệm và chịu đựng thêm nhiều áp lực công việc.

Làm quản lý đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ hiệu suất công việc, nguồn nhân lực, sự hợp tác làm việc nhóm giữa các nhân viên… Đặc biệt là áp lực về KPI, mục tiêu đạt được hay giải quyết mọi vấn đề của cấp dưới… Chưa kể, nhà quản lý còn buộc phải theo dõi và suy nghĩ về công việc ngay cả khi đã tan làm. Theo đó, nhiều người nghĩ nếu chỉ vì kiếm thêm chút thu nhập mà phải tốn nhiều thời gian, chịu nhiều stress như vậy thì quả không đáng.

Quan tâm sức khỏe hơn tiền bạc

Theo Sách Trắng của Bộ Y Tế Nhật Bản, năm 2022 có đến gần 3000 người Nhật tử vong vì làm việc quá sức. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, làm thêm hơn 80 giờ/tháng không chỉ hủy hoại sức khỏe mà còn khiến bạn có nguy cơ trầm cảm cao. 

Do đó, với những người quan tâm sức khỏe hơn tiền bạc thì không khó hiểu khi họ từ chối cơ hội lên làm quản lý. Vì họ không muốn đánh đổi sức khỏe để làm việc nhiều hơn, chịu áp lực cao hơn… khi làm quản lý.

Không có kế hoạch gắn bó lâu dài với công ty

Khi bạn không có dự định sẽ ở lại làm việc và gắn bó lâu dài với công ty thì việc lên chức hầu như là vô nghĩa. Bạn còn phải mất thời gian để bàn giao công việc, làm quen với vị trí quản lý và xử lý thêm mớ giấy tờ thủ tục thăng chức rườm rà… Trong khi có thể chỉ vài tháng sau bạn đã rời công ty thì từ chối thăng chức là quyết định hợp lý nhất lúc này.    

Sợ cảm giác cô đơn giữa tập thể

Với nhiều người, họ rất sợ cảm giác cô đơn và lạc lõng giữa tập thể. Lên làm quản lý đồng nghĩa với việc họ và mọi người trong phòng phải giữ khoảng cách với nhau. Họ cũng không thể thoải mái tán gẫu với đồng nghiệp như trước nữa. Vì vậy nhiều người chấp nhận không thăng chức để được hòa đồng với tập thể, để mỗi ngày đi làm là một niềm vui.

Trên đây là những nguyên nhân chính lý giải tại sao nhiều nhân viên giỏi lại không muốn lên chức quản lý, lãnh đạo hiện nay. Nếu khắc phục được những lý do trên thì hy vọng bạn biết nắm bắt cơ hội thăng chức để phát triển hành trình sự nghiệp bản thân hơn bạn nhé!

Xem thêm: Mẹo giúp bạn xây dựng mối quan hệ gắn kết với Sếp và đồng nghiệp mới chỉ sau 1 tuần đi làm

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham gia “vở kịch năng suất”. Đó là những vở diễn nào và tuyệt chiêu đối phó khi bạn chẳng may làm việc chung với họ? Cùng VietnamWork “vén bức màn sân khấu” thú vị này bạn nhé!

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng suy sụp ủ ê thì cũng tới lúc tôi phải vực dậy tinh thần, đứng lên mà đi tìm một công việc làm công ăn lương thôi. Quay lại tìm việc văn phòng sau khi khởi nghiệp thất bại quả thực rất khó khăn. Nhưng sau bao cố gắng thì cuối cùng tôi cũng tìm được một công việc tốt với mức thu nhập có thể nói là khá ổn định…

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong cách Quiet Managing có thể giúp họ giảm stress, làm việc hiệu quả hơn. Vậy xu hướng quản lý này có gì đặc biệt mà nhiều người đi làm lại yêu thích đến thế? 

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều nhân sự vẫn còn khá kém. Vì nhiều người đi làm vẫn giữ thói quen không thường xuyên phản hồi, cứ "im im mà làm" hoặc thậm chí lơ luôn những yêu cầu từ người khác, dẫn đến việc tạo ra những hiểu lầm và khó khăn trong việc giao tiếp nội bộ.

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi ngày. Đó là người cùng bạn uống café tán gẫu mỗi giờ giải lao, cùng ăn cơm trưa ở căn-tin, cùng hỗ trợ nhau trong công việc… Bỗng một ngày đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc, bỏ lại mình bạn bơ vơ giữa công ty thì cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham gia “vở kịch năng suất”. Đó là những vở diễn nào và tuyệt chiêu đối phó khi bạn chẳng may làm việc chung với họ? Cùng VietnamWork “vén bức màn sân khấu” thú vị này bạn nhé!

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng suy sụp ủ ê thì cũng tới lúc tôi phải vực dậy tinh thần, đứng lên mà đi tìm một công việc làm công ăn lương thôi. Quay lại tìm việc văn phòng sau khi khởi nghiệp thất bại quả thực rất khó khăn. Nhưng sau bao cố gắng thì cuối cùng tôi cũng tìm được một công việc tốt với mức thu nhập có thể nói là khá ổn định…

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong cách Quiet Managing có thể giúp họ giảm stress, làm việc hiệu quả hơn. Vậy xu hướng quản lý này có gì đặc biệt mà nhiều người đi làm lại yêu thích đến thế? 

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều nhân sự vẫn còn khá kém. Vì nhiều người đi làm vẫn giữ thói quen không thường xuyên phản hồi, cứ "im im mà làm" hoặc thậm chí lơ luôn những yêu cầu từ người khác, dẫn đến việc tạo ra những hiểu lầm và khó khăn trong việc giao tiếp nội bộ.

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi ngày. Đó là người cùng bạn uống café tán gẫu mỗi giờ giải lao, cùng ăn cơm trưa ở căn-tin, cùng hỗ trợ nhau trong công việc… Bỗng một ngày đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc, bỏ lại mình bạn bơ vơ giữa công ty thì cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers