adsads
Shutterstock 2024166998
Lượt Xem 23 K

Sau quá trình đào tạo tại trường, sinh viên thường được yêu cầu tham gia thực tập tại các công ty phù hợp với chuyên ngành mà mình đã theo học. Đây là quá trình vô cùng quan trọng và có thể là cơ hội tìm kiếm được việc làm ưng ý nếu sinh viên biết cách nắm bắt. Để tham gia quá trình thực tập tại công ty, bạn cần có một bản CV thực tập hoàn chỉnh gửi đến nhà tuyển dụng. Để có thể sở hữu cho mình một bản CV ấn tượng với nhà tuyển dụng, xem ngay cách viết CV xin thực tập sau đây nhé!

1. Cách viết CV xin thực tập tiêu chuẩn

Để có thể tạo cho mình một mẫu CV xin thực tập chuẩn và chuyên nghiệp, bạn cần đảm bảo thông tin các đầu danh mục cơ bản như: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, chứng chỉ, các hoạt động xã hội,… Sau đây là cách viết CV xin thực tập tiêu chuẩn mang lại hiệu quả cao khi tìm việc làm:

1.1 Phần tiêu đề của CV

Ngày nay, chúng ta thường sẽ gửi CV xin việc đến nhà tuyển dụng thông qua email. Vì vậy, việc đặt tiêu đề có file CV là điểm quan trọng bạn cần lưu ý giúp nhà tuyển dụng không cần phải tìm kiếm từng file khi xem mail. Điều này thể hiện được sự chuyên nghiệp, chỉn chu và tinh tế từ bạn. Bạn cần lưu CV với định dạng đúng yêu cầu của công ty.

Trong trường hợp không có yêu cầu đặc biệt nào từ công ty thì bạn có thể đặt tiêu đề CV theo 1 trong 2 mẫu sau:

  • Mẫu 1: CV _[HỌ TÊN]_[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]
  • Mẫu 2: CV _[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]_[HỌ TÊN]

1.2 Phần thông tin cá nhân

Cũng giống như các mẫu CV khác, trong mục này, bạn cần liệt kê các thông tin cơ bản của mình để cung cấp cho nhà tuyển dụng như:

  • Họ tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Địa chỉ
  • Điện thoại
  • Email,…

Những thông tin này giúp nhà tuyển dụng nắm được các thông tin về bạn và có thể trao đổi, liên hệ khi tuyển dụng và phỏng vấn.

Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin kể trên, bạn cần kiểm tra lại thông tin đã chính xác hay chưa. Nhớ là cần cung cấp số điện thoại và email đúng để không bị vụt mất cơ hội được làm việc tại công ty mà mình yêu thích chỉ vì cung cấp sai thông tin nhé.

>>>Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

1.3 Phần mục tiêu nghề nghiệp

Đa số sinh viên sắp hoặc mới ra trường thường bị lúng túng khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Bởi vì các bạn còn trẻ và chưa hoặc không có kinh nghiệm làm việc thực tế. Việc định hướng phát triển nghề nghiệp cụ thể của bản thân cũng chưa thực sự rõ ràng.

Vì vậy, thay vì tham khảo các mẫu CV có sẵn hoặc cố gắng liệt kê các mục tiêu vượt quá khả năng thì các bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được những mong muốn như sự học hỏi, phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội để thăng tiến hơn. Những điều này thể hiện được sự chân thành và ghi điểm với nhà tuyển dụng hơn.

Theo nhiều thống kê cho thấy, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng thường có xu hướng ấn tượng và lựa chọn các ứng viên có định hướng và mục tiêu gắn liền với mục tiêu chung của doanh nghiệp đã đề ra. Vì vậy, bạn cũng nên biết cách thể hiện mục tiêu của mình sao cho hợp lý, thể hiện bạn là một cá nhân tâm huyết, dồn sự nỗ lực để cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp, nhưng không làm mờ nhạt đi cá tính và sự đặc biệt riêng của bạn.

Mục tiêu cần được thể hiện một cách ngắn gọn, rõ ràng trong khoảng từ 150 – 200 ký tự. Tránh việc trình bày lan man, mất thời gian và không có ấn tượng.

1.4 Mục quá trình học tập

Khi liệt kê quá trình học tập của mình, bạn cần thể hiện rõ tàng và tuân theo trình tự mốc thời gian, với thứ tự ưu tiên là các sự kiện diễn ra gần nhất và lùi dần về sau.

Với cách trình bày này, bạn có thể dễ dàng liệt kê và quá trình học tập của mình không bị bỏ sót. Đồng thời, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt nhanh chóng trình độ học vấn cao nhất của bạn ở thời điểm hiện tại. Thông quá đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan và chính xác về năng lực của bạn.

Cách viết CV xin thực tập với mục quá trình học tập cần thể hiện được đầy đủ các thông tin như tên trường, chuyên ngành theo học, thời gian bắt đầu học tại trường, thời gian bắt đầu và thời điểm dự kiến sẽ tốt nghiệp. Bạn có thể thêm vào số điểm hiện tại nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đặc biệt, nếu bạn từng đạt được các chứng chỉ hoặc tham gia khóa học thì hãy thể hiện trong bản CV của mình. Nên trình bày rõ ràng kèm thời gian chứng minh cụ thể sẽ giúp hỗ sơ thêm chân thực và phong phú, giúp thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.

1.5 Kinh nghiệm làm việc

Thực tế, có nhiều sinh viên đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập tại các công ty từ những năm 2 hoặc năm 3. Vì vậy, một số CV xin thực tập có thể sẽ có mục kinh nghiệm làm việc giống với CV của những người đã đi làm lâu năm.

Ở mục này, bạn cần lưu ý trình bày kinh nghiệm làm theo dòng thời gian ngược. Bạn cần ưu tiên trình bày các kinh nghiệm ở vị trí gần với hiện tại nhất. Cần có sự chọn lọc các kinh nghiệm thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển tại công ty bạn đang muốn thực tập.

Trong trường hợp, bạn chưa từng đi làm thêm hoặc thực tập tại bất kỳ công ty nào thì ở mục này có thể liệt kê các hoạt động xã hội, tình nguyện mà bản thân đã tham gia trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời rút ra các bài học hoặc kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này có thể không gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng về kinh nghiệm làm việc nhưng thể hiện bạn là người biết cách học hỏi và phát triển bản thân. Sự chân thật của bạn sẽ giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Tại mục này bạn cũng cần trình bày rõ ràng, ngắn gọn và có sự chọn lọc về những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng dụng. Tránh việc dài dòng và lan man, gây khó chịu cho người đọc CV.

1.6 Giải thưởng, thành tích, học bổng

Trong quá trình theo học tại trường, bạn có thể sẽ đạt được một số thành tích nổi bật như giải thưởng, học bổng. Bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn so với các ứng viên khác bằng những thông tin này. Hãy điền các thông tin của những giải thưởng và thành tích này vào CV thực tập của mình.

Bạn nên ghi đầy đủ tên giải thưởng, thời gian nhận thưởng nhằm tăng tính tin cậy cho các thông tin này. Bạn cần đảm bảo mọi thông tin khi viết vào CV đều được sắp xếp một cách khoa học và cụ thể.

1.7 Kỹ năng

Kỹ năng cũng là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Hiện nay, bên cạnh việc đào tạo trình độ chuyên môn, các trường đại học và cao đẳng đều có thêm các chương trình hoặc bài giảng nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển thêm các kỹ năng mềm cần có trong công việc. Vì vậy, khi viết CV xin thực tập, bạn nên liệt kê các kỹ năng vào CV của mình để thu hút hơn. Đặc biệt là chú trọng các kỹ năng liên quan đến việc làm đang ứng tuyển của mình.

Bạn cần cân nhắc và chọn lọc kỹ các kỹ năng phù hợp dựa trên những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đã cung cấp. Bởi các kỹ năng này sẽ góp phần bổ trợ cho bạn và giúp ích trong quá trình làm việc của bạn. Với sự đầu tư này, CV của bạn không chỉ thể hiện được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp mà các nhà tuyển dụng còn có thể dựa vào đó để đánh giá chính xác mức độ phù hợp của bạn đối với công việc.

CV thực tập

Kỹ năng cũng là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng rất quan tâm

1.8 Sở thích

Nhiều bạn sinh viên thường có suy nghĩ sở thích không phải là phần quan trong trong hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, đây có thể chính là điểm nhấn quan trọng giúp làm nổi bật hồ sơ của bạn và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Với mục này bạn có thể liệt kê những sở thích thể hiện được cá tính riêng và phù hợp với văn hóa của công ty mà mình ứng tuyển. Như vậy bạn có thể dễ dàng thuyết phục được các nhà tuyển dụng bạn chính là ứng viên phù hợp cho vị trí công việc họ đang tuyển.

2. Những mẹo hay giúp CV thực tập thêm thu hút

Bên cạnh chú ý đến cách viết CV xin thực tập kế trên, bạn cũng cần lưu ý một số mẹo hay sao đây để giúp mẫu CV của mình thêm ấn tượng và thu hút với nhà tuyển dụng.

2.1 Chú ý độ dài của CV

Bạn cần lưu ý rằng nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để có thể đọc hết một bản CV dài, đặc biệt là những bản CV quá dài dòng và không trình bày đúng trọng tâm các vấn đề. Những CV này có khả năng cao sẽ bị bỏ qua. Vì vậy, khi trình bày bạn cần chú ý đến độ dài của CV cũng như các mục được trình bày trong đó. Bạn có thể điều chỉnh nội dung sao cho vừa phải để không vượt quá 1 trang A4.

Với những thông tin bạn đưa vào vào CV của mình, bạn nên sàng lọc và tóm tắt kỹ, lựa chọn các ý chính nhất để trình bày ngắn gọn, xúc tích và truyền đạt đầy đủ đến nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, việc trình bày ngắn gọn không có nghĩa là bạn viết sơ sài, điều đó chỉ khiến bạn trông thiếu đi sự chuyên nghiệp và nghiêm túc khi đi xin việc. Bạn cần cân nhắc các thông tin cần thiết để đưa vào CV và đảm bảo được độ dài phù hợp cho CV hoàn chỉnh và ấn tượng.

2.2 Trình bày các mục hợp lý

Để các nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt các thông tin đáng chú ý của bạn rõ ràng và hợp lý nhất. Bạn cần trình bày và sắp xếp các ý theo các mục một cách trình tự và khoa học cụ thể.

Ưu tiên các thông tin nổi bật mà bạn muốn cho nhà tuyển dụng thấy, vừa giúp bạn thể hiện được đặc trưng của bản thân thông qua cách trình bày riêng của bạn, đánh dấu sự khác biệt giữa bạn và những ứng viên khác.

Với cách trình bày này cũng giúp nhà tuyển dụng nắm được các thông tin cần thiết và đánh giá khách quan mức độ phù hợp của bạn đối với yêu cầu vị trí ứng tuyển này.

2.3 Phần thông tin cá nhân và học vấn ngắn gọn

Phần mục thông tin cá nhân và học vấn nhà tuyển dụng có xu hướng đọc lướt qua để nắm được các thông tin cơ bản về bạn. Ở phần này, thay vì trình bày quá nhiều thông tin không cần thiết gây ra sự dài dòng, bạn nên viết ngắn gọn và tập trung vào mục cần thiết hơn trong CV.

Bạn nên thêm vài câu giới thiệu về bản thân trong CV để có thể nêu bật được cá tính, điểm mạnh của mình ngoài những thông tin cơ bản kể trên. Điều này giúp bạn phần nào ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

2.4 Liệt kê những kỹ năng hiện có

Để thu hút và gây chú ý với đơn vị tuyển thực tập sinh, bạn cần cho họ thấy được những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm sẵn sàng cho quá trình làm việc tại đây.

Điều này giúp bạn thể hiện được sự tự tin, chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng, vừa cho họ thấy được bạn có đủ khả năng để có thể đảm nhận công việc của doanh nghiệp đề ra.

2.5 Thay phần kinh nghiệm làm việc bằng những hoạt động xã hội

Phần lớn các bạn sinh viên hiện nay chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập ở bất cứ đâu. Thay vì cố viết các thông tin không cần thiết, bạn có thể trình bày về các hoạt động tình nguyện và xã hội đã từng tham gia, có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhằm ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Qua những hoạt động này, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy những bài học và kinh nghiệm mà mình đúc kết được, có thể áp dụng vào môi trường làm việc cũng như phục vụ cho công việc sắp tới của mình.

kinh nghiệm làm việc trong cv xin thực tập

Bạn có thể trình bày về các hoạt động tình nguyện và xã hội đã từng tham gia

2.6 Làm rõ phần mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những phần cực kỳ quan trọng trong CV thực tập. Nhà tuyển dụng thường sẽ đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Qua đây có thể giúp họ đánh giá khách quan năng lực làm việc cũng như khả năng gắn bó với công ty cùng những giá trị mà ứng viên có thể mang đến cho doanh nghiệp.

Bạn nên đầu tư thời gian để xác định những mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bí quyết dành cho bạn chính là dựa trên yêu cầu công việc mà mình ứng tuyển cũng như khả năng làm việc của bản thân để có thể cân nhắc những mục tiêu thực tế và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng và năng lực của chính bản thân mình.

Từ đó, bạn có thể đặt ra mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp của mình. Bạn cần xác định được các mục tiêu và thời gian hoàn thành cụ thể. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn có đủ quyết tâm, đam mê và sự cầu tiến trong công việc.

2.7 Đính kèm những minh chứng

Với các mục như giải thưởng, thành tích, bằng cấp, chứng chỉ,…nhằm giúp thuyết phục và chứng minh năng lực thực sự của mình, bạn nên đính kèm thêm các giải thưởng cũng như thành tích mà bạn đề cập đến trong CV.

Điều này không chỉ giúp bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn cho thấy những gì bạn cung cấp là chân thực. Bạn cũng có đủ khả năng để đảm nhận vị trí và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

3. Một số mẫu CV thực tập cho sinh viên

Để có cho mình mẫu CV ấn tượng hơn, bạn có thể tham khảo một số mẫu CV thực tập cho sinh viên các ngành nghề cụ thể mà VietnamWorks đã tổng hợp dưới đây:

Mẫu CV thực tập sinh Marketing 

Mẫu 1: Mẫu CV thực tập sinh Marketing

Mẫu CV thực tập sinh Tư vấn 

Mẫu 2: Mẫu CV thực tập sinh Tư vấn

Mẫu CV thực tập sinh Kế toán 

Mẫu 3: Mẫu CV thực tập sinh Kế toán

Mẫu CV thực tập sinh Lập trình viên

Mẫu 4: Mẫu CV thực tập sinh Lập trình viên

Mẫu CV thực tập sinh Telesales

Mẫu 5: Mẫu CV thực tập sinh Telesales

Trên đây là những chia sẻ của VietnamWorks về cách viết CV xin thực tập cho sinh viên chưa có kinh nghiệm cùng các lưu ý giúp hồ sơ của các bạn ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng hơn. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho các bạn sinh viên trong kỳ thực tập tốt nghiệp sắp tới của mình. Chúc bạn sớm tìm được vị trí thực tập ưng ý nhé!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bạn có đang bị công ty cũ theo dõi sau khi nghỉ việc?

Sau khi rời khỏi một công việc cũ và tìm kiếm việc làm mới, nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng với việc có thể...

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với nhiều ngành nghề, từ sản xuất, dịch vụ đến ngành...

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt vời nếu bạn có thể trình bày thật tốt, nhưng...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Bài Viết Liên Quan

Bạn có đang bị công ty cũ theo dõi sau khi nghỉ việc?

Sau khi rời khỏi một công việc cũ và tìm kiếm việc làm mới, nhiều...

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với...

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers