• .
adsads
shutterstock 1850378182 1
Lượt Xem 44 K

Hầu hết, nhân viên sau khi nộp đơn nghỉ việc cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc. Một số nhân viên cố gắng chuyên nghiệp đến cuối cùng, hoàn thành và bàn giao công việc tốt đẹp. Ngược lại, một số nhân viên làm việc chểnh mảng và có thái độ không tốt với đồng nghiệp. Thái độ luôn được đánh giá cao dù bạn làm công việc gì hay làm ở đâu. Cùng đọc qua mẫu chuyện dưới đây để xem những “rắc rối” mà bạn có thể gặp phải nếu thái độ không tốt nhé!

“Trời ơi, không hiểu sao con bé mắt cận, mặt mày u ám ấy lại pass phỏng vấn còn tao thì không? Chắc chắn có nhầm lẫn gì rồi, tao phải gọi ngay cho bên nhân sự mới được.”

Buổi tối cuối tuần yên bình của cả phòng nhanh chóng rơi vào xôn xao, ồn ào bởi sự “trượt” phỏng vấn công việc trong mơ đầy bất ngờ của H – sinh viên tốt nghiệp thủ khoa ngành tôi.

H – bạn đại học kiêm bạn chung phòng của tôi từ khi còn là sinh viên đã nổi bật lên như một viên ngọc trai giữa đám sỏi đá bởi sự tài giỏi và vẻ ngoài xinh như hoa hậu. Cô nàng liên tiếp “hốt trọn” mọi học bổng của khoa, của trường và như chưa đủ cô còn qua tận các trường khác để hốt luôn giải thưởng cuộc thi này, thi kia.

Thế nên, trong suy nghĩ của tụi tôi, chắc chắn kết quả phỏng vấn có vấn đề.

Nếu không nhầm lẫn ở điểm số thì cô bạn “mặt mày u ám” như miêu tả của H cũng phải thuộc dạng “hậu duệ” nhà ai to lắm mới có thể vượt mặt niềm tự nào của cả khóa tôi mà ngồi êm xuống cái ghế vốn ấn định sẽ thuộc về đương kim thủ khoa đầu ra của cả một ngành.

Ấy thế mà sau 7749 bước liên hệ hỗ trợ, khiếu nại và thậm chí là kiện cáo vì muốn kiểm tra lại kết quả cuộc phỏng vấn, H bỗng dưng im bặt. Cô bạn không còn bức xúc kể tội nhà tuyển dụng mỗi ngày cả trên mạng xã hội lẫn với hội chị em cây khế như bọn tôi nữa. Mọi thứ có lẽ chỉ nằm yên trong im lặng đợi chờ rơi vào quên lãng, cho đến một ngày….

Thưa thì thưa không thưa cũng phải thưa

Một ngày như mọi ngày, sau buổi tụ họp với bạn bè và trở về phòng trong trạng thái “chân nọ đá chân kia”, H quyết định vén màn bí mật pha “trượt” phỏng vấn đắng chát của mình cho tụi tôi.

Chuyện là trong khoảng thời gian đợi bằng tốt nghiệp, H có nhận thực tập ở một công ty không lớn lắm. Với khả năng của mình và yêu cầu khá nhẹ nhàng trong công việc, cô nhanh chóng nhận được thư bổ nhiệm lên làm nhân viên chính thức.

Vậy mà, chỉ ít ngày sau khi H nhận lời tiến bước xa hơn với công ty, một tập đoàn A lại mở tuyển dụng ở Việt Nam. Tự mãn về màn thể hiện xuất sắc cùng những phản hồi “chưa chính thức” về khả năng cao pass qua các round sau khi dự tuyển ở A, cô bạn vội vàng “đáp ứng trước thời gian làm việc” của họ bằng cách đột ngột biến mất khỏi vị trí ở công ty cũ. H ra đi, để lại ngổn ngang công việc chưa được giải quyết xong mà không cho bất kỳ ai một lời tạm biệt hay một lý do chính đáng.

Bức thư phản hồi cuối cùng của A về vấn đề của H đến từ chính trưởng bộ phận cô apply chỉ vỏn vẹn vài dòng: “Em rất có tài nhưng người trẻ đi làm cần nhất là thái độ, em không cho tụi anh thấy điều ấy. Việc nghỉ việc không thưa gửi và vô trách nhiệm của em chính là nguyên nhân duy nhất khiến tụi anh có cơ sở đánh trượt em.”

Hoá ra công ty cũ của H bao năm qua vẫn là ‘sân sau” cho tập đoàn A kia, chỉ là H làm việc ở đây chưa đủ lâu và chưa đủ sâu để hiểu rõ về mối quan hệ ấy mà thôi.

Sự vội vàng rời đi khi chưa kịp xin nghỉ việc đúng thủ tục của H cuối cùng không đưa cô đến với ước mơ đời mình, ngược lại còn khiến cô mang theo một “vết nhơ” khó lòng xóa sạch trong khoảng thời gian gần.

Đấy cũng là một bài học cho bất cứ ai có ý định rời đi khi chưa xin phép. Xin việc văn minh thì rời đi cũng phải văn minh. Nghỉ việc cần nhất là thưa gửi đàng hoàng, rõ ràng lý do và thời gian. Nếu không, không ai biết trước hành động bộc phát của bạn lúc nghỉ, có thể dẫn sự nghiệp của bạn tới đâu cả.

nghỉ việc

“Sắp nghỉ rồi, chăm chỉ chi vậy?”

Không rơi khỏi giấc mộng êm như H, D lại là một trường hợp “30 không phải là Tết” đúng nghĩa.

Vốn là nhân viên gương mẫu và luôn hết lòng cống hiến như một chú “ong thợ” chăm chỉ, D thường xuyên nhận được sự khích lệ của cấp trên bởi hiệu suất công việc đứng top đầu bộ phận. Siêu năng lực của cậu trai là khả năng không ăn không ngủ liên tục cả tuần trời theo cho kịp tiến độ dự án.

Sau nhiều năm cần mẫn, D nhận được lời mời từ một công ty khác với những phúc lợi cao hơn hẳn so với nơi chốn hiện tại. Tất nhiên là D đồng ý nhảy việc và chỉ còn đợi đến ngày đến tháng đúng hợp đồng sau khi xin nghỉ ở công ty cũ để đến với “miền đất hứa”.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đợi chờ chuyển giao, D bắt đầu có suy nghĩ “Ôi dào, đằng nào cũng sắp đi, xõa thôi” và làm việc với thái độ chểnh mảng, qua loa khiến hiệu suất công việc giảm sút. Cấp trên lẫn đồng nghiệp đều tặc lưỡi cho qua bởi cậu ở đây cũng chẳng mấy ngày nữa. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, sự bất cẩn của D khi chuyển giao công việc đã gây ra rắc rối, thiệt hại cho công ty.

May mắn nhờ cấp trên xử lý khéo léo, D không phải hầu tòa mà chỉ phải bồi thường một số tiền cho công ty cũ. Chẳng còn tấm “thảm đỏ” nào trải ra đợi chờ D bước đến nữa, công ty “hứa hẹn” kia sau sự cố ấy cũng đã lặn mất tăm, đồng thời các công ty cùng lĩnh vực cũng đã nhanh chóng thêm tên D vào blacklist bởi sự cố sai lầm ngay nghiệp vụ cơ bản nhất của cậu.

Thế nên, để tránh trường hợp như D, hãy chăm chỉ và giữ thái độ chuyên nghiệp đến tận ngày cuối cùng. Cả đời làm “ong thợ” chưa chắc sẽ đem lại “mật ngọt” nhưng chỉ cần một lần chểnh mảng, rất có thể sẽ chẳng còn sót lại dù chỉ chút ít phấn hoa nào cho lần sau nữa.

“Đại hội kể xấu công ty cũ” và cái kết đắng chát

Thực tế cuộc sống là có những người bạn thích và những người bạn không ưa nổi, nhưng dù sao bạn vẫn phải duy trì công việc của mình. Thế nên nghỉ việc được nhiều người xem như cơ hội “một lần nói hết” ra những bức xúc về những người đồng hành đã cũ hay công ty cũ đã giữ kín trong lòng từ lâu.

Một phần lý do rời xa khỏi công việc mình đã gắn bó từ lâu của V là do những mâu thuẫn của cô nàng với đồng nghiệp trong cạnh tranh công việc. Thế nên sau khi nghỉ việc, V như cá gặp nước, mở ngay “đại hội nói xấu” để rêu rao về đồng nghiệp và mâu thuẫn của mình khắp nơi. Thậm chí để câu chuyện thêm sinh động, cô còn lôi cả cấp trên của mình vào vai trò “do có cảm tình với đồng nghiệp” nên đã xử ép cô trong các dự án như thế nào.

“Bệnh tật đến từ miệng, họa cũng từ miệng mà ra”, không biết những lời nói của V đã truyền đi tới đâu, chỉ biết trong một buổi ăn cưới người chị em thân thiết ở công ty cũ, V đã phải nhận hậu quả từ những phút giây “nói cho sướng miệng” của mình.

Không tới nỗi mất cả cơ hội việc làm hay khó khăn trong sự nghiệp về sau như H và D, bài học V nhận được có phần nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Số là khi gặp lại cấp trên cũ, mặc cho V thân thiệt chào hỏi, cấp trên chỉ nhỏ nhẹ nhắc lại những tiếng xấu mà cô gán cho sau khi rời khỏi công ty. Giây phút đó, dưới rất nhiều con mắt chứng kiến, “mồm năm miệng mười” của V biến đâu mất, chỉ để lại bẽ bàng và xấu hổ trước tất cả mọi người. Sau ngày hôm đó, rất nhiều những người thân quen dần tảng lờ V. Bởi, chẳng ai dám tin tưởng qua lại với một người có tài năng “thêm mắm dặm muối” hình tượng của người khác như V nữa rồi.

Nghỉ việc không phải là cơ hội để nói xấu về công ty hãy đồng nghiệp cũ. Những câu chuyện phần nào giải quyết bức xúc hiện tại của bạn một ngày nào đó có thể quay ngược lại, đem theo cho bạn muôn ngàn rắc rối đè nặng gấp ngàn lần. Và chắc rằng, chẳng ai muốn làm việc với một người đã có danh tiếng thích “bóc phốt” những điều xưa cũ đâu.

Không ai ép bạn phải trở thành con người hoàn hảo không chút lầm lỗi nhưng cũng không ai muốn trao cơ hội cho những người đã có “dư âm” xấu khi nghỉ việc. Đột ngột rời đi, chểnh mảng công việc vào những ngày cuối cùng hay tích cực nói xấu công ty cũ và những thành viên trong đó có thể khiến hình tượng của bạn sụp đổ rất nhanh. Thái độ và cách hành xử kém thông minh khi nghỉ việc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của chính bạn những ngày sau này.

Tuổi trẻ đương nhiên cần nhiều cơ hội để thử sức và khám phá năng lực của bản thân. Việc nhảy việc để tiếp cận những cơ hội mới chưa bao giờ là xấu. Nhưng lúc đến bạn được mời chào tử tế, thì khi ra đi cũng hãy làm điều tương tự. Vì chẳng có gì thiệt thòi ở đây khi nghỉ việc trong văn minh đâu.

>>>Xem thêm: “Chuyện nghỉ việc: Muốn “ra đi” trong êm đẹp và để lại ấn tượng tốt, cần lưu ý tránh làm 6 điều này.”

— HR Insider/ Theo Kênh14—
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tham khảo các tuyển dụng vị trí tiềm năng mới:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers