adsads
247 2
Lượt Xem 8 K

Công sở là môi trường cực kì phức tạp vì vậy sẽ không khó để thấy, team-work với nhiều kiểu người khác nhau sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Nếu cả nhóm “hợp cạ” và hiểu tính nhau thì không vấn đề gì, tuy nhiên, khi đã xảy ra mâu thuẫn hoặc đùn đẩy trách nhiệm thì chắc chắn đó sẽ là gánh nặng cho bạn, cũng như là cho cả nhóm. Nếu như bạn đang rất lo lắng vì không sớm thì muộn, cũng sẽ đối mặt với team-work, thì những cách dưới đây sẽ “mách nước” cho bạn làm thế nào có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

 

1. Lắng nghe ý kiến mọi người

Để có được sự tôn trọng của đồng nghiệp chung nhóm, trước tiên hết, bạn cũng nên rèn luyện một trong những kỹ năng làm việc nhóm đó là biết lắng nghe. Đây là kĩ năng cực kì cần thiết và sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc. Bằng sự lắng nghe, bạn có thể hiểu rõ hơn ý kiến xây dựng của những người xung quanh, ngoài ra, bạn cũng thể hiện được thái độ thiện chí và tôn trọng của mình trong một tập thể dù lớn hay nhỏ. Hãy trở thành một người lắng nghe giỏi để dễ dàng hơn khi trao đổi công việc, bạn nhé!

 

2. Có trách nhiệm với công việc được giao

Cá nhân bạn cần phải hoàn thành và có trách nhiệm với các phần việc của mình trước tiên để không ảnh hưởng đến cả nhóm. Điều tối kị nhất là khi bạn hay bất kì thành viên nào có thái độ ỷ y, “để đó có người hỗ trợ”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ cá nhân bạn, mà còn với cả nhóm. Ngoài ra, bạn cũng nên có trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm, không ngại hỗ trợ đồng nghiệp, giúp cho công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả cao nhất.

 

3. Thẳng thắn chia sẻ quan điểm và góp ý xây dựng

Mâu thuẫn và bất đồng ý kiến là điều thường gặp trong team-work. Mỗi người là mỗi cá nhân riêng biệt với đa tính cách, vì vậy để dung hòa những khác biệt cần có sự cố gắng từ bản thân bạn và đồng nghiệp chung nhóm. Nếu có bất kì bất đồng nào xảy ra, hãy ngồi lại và chia sẻ thẳng thắn với nhau để tìm ra được vấn đề, hiểu ý nhau và giải quyết nhanh chóng. Bạn không nên vì quá cả nể hoặc “kệ, cho qua” để êm xuôi mọi rắc rối, vì nếu tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến bùng phát, và lúc đó e là không còn cách nào để hàn gắn nữa!

 

4. Gắn kết và tương tác với mọi người

Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm để tập thể làm việc tốt hơn

Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng nhất là sự gắn kết của tất cả mọi người trong nhóm. Bạn hãy cố gắng hòa hợp và xây dựng được mối quan hệ thật tốt để hạn chế các mâu thuẫn không đáng có. Ngoài ra, hãy tạo điều kiện để mọi người có dịp được gần gũi và chia sẻ với nhau, từ đó có thể làm việc với nhau hợp ý hơn.  Một nhóm làm việc hiệu quả là khi có các thành viên gắn kết và “hợp cạ” trong cách làm việc.

 

5. Không khí trong nhóm vui vẻ

Sẽ không thể làm việc nhóm tốt khi bạn và đồng nghiệp đều bị “dè nén” bới áp lực, cũng như căng thẳng. Công việc nào cũng đều có khó khăn và áp lực tiến độ, tuy nhiên, nếu cứ “vịn” vô đó để tạo áp lực cho nhau thì chắc chắn nhóm của bạn sẽ không thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Khi tinh thần thoải mái, dễ chịu thì năng suất làm việc cũng từ đó được nâng cao hơn và tránh được nhiều bất đồng giữa các thành viên. Vì vậy, không khí làm việc sẽ ảnh hưởng một phần không hề nhỏ cho hiệu quả của cả nhóm, hãy cố gắng tạo không gian thoải mái để hỗ trợ tốt hơn cho công việc nhé.

Đối với nhiều nhân viên, team-work là nỗi ám ảnh và là gánh nặng của mỗi ngày làm việc. Nếu bạn không thể tránh được, thì hãy cố gắng hòa hợp, rèn luyện nhiều về kỹ năng làm việc nhóm, tìm cách khiến cho bản thân cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho mọi dự án. Đừng vì áp lực team-work mà để ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh cá nhân, cũng như năng lực làm việc trong mắt sếp và đồng nghiệp, bạn nhé!

 

— HR Insider —
Tìm kiếm ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay hôm nay tại vietnamworks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers