adsads
Shutterstock 2203650763 1
Lượt Xem 3 K

“Ma mới” bắt nạt “Ma cũ” không còn xa lạ với chúng ta. “Vấn nạn” này có thể xuất hiện ở tất cả môi trường làm việc từ những công việc chân tay như công nhân cho đến lao động trí óc như nhân viên văn phòng. Nhưng bắt nạt có phải chỉ đơn giản là những hành động như sai khiến việc vặt không còn có hình thức nào khác nữa? Hãy cùng tìm hiểu và tìm ra cách giải quyết vấn đề này nhé!!!

Những hành vi “bắt nạt Ma mới” phổ biến

Bắt nạt bằng lời nói. Điều này có thể bao gồm chế nhạo, sỉ nhục, đùa cợt, nói xấu, bịa chuyện về bạn hoặc các hành vi lạm dụng người khác bằng lời nói khác.

Các hành vi bài xích. Điều này có thể bao gồm các hành vi đe dọa, bài trừ cô lập bạn tại nơi làm việc,và các hành vi xâm phạm quyền riêng tư khác. Đồng nghiệp có thể trở nên im lặng hoặc rời khỏi phòng khi bạn bước vào hoặc đơn giản hơn là phớt lờ bạn. Bạn có thể bị bỏ rơi khỏi các hoạt động công sở, chẳng hạn như các cuộc trò chuyện, tiệc tùng hoặc bữa trưa tập thể. Các vật dụng liên quan đến công việc hoặc đồ dùng cá nhân của bạn bị dần dần bị “mất tích” không rõ lý do.

Bắt nạt dưới danh nghĩa làm việc. Ví dụ như đổ lỗi sai, phá hoại hoặc can thiệp vào công việc, hoặc đánh cắp hoặc tranh công các ý tưởng của bạn. Hoặc đơn giản hơn là sai vặt, những hành vi này không chỉ liên quan tới công việc như đùn đẩy công việc cho đến những công việc chân tay như in ấn hay pha cà phê. 

Những chiêu trò bắt nạt đó có tác hại gì không?

Những hành vi hoặc sự cố này thoạt đầu có vẻ ngẫu nhiên. Nếu họ tiếp tục, bạn có thể lo lắng rằng có hay chăng bạn đã làm sai điều gì đó và sợ rằng bạn sẽ bị sa thải hoặc không được thăng tiến. Hoặc nghiêm trọng hơn là khiến bạn có những vấn đề tâm lý hoặc thể chất bao gồm:

  • Luôn lo âu và suy nghĩ về công việc liên tục, ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi. Bạn lo lắng rằng mình đã báo cáo đúng không hay khu vực làm việc của mình có gọn gàng không?
  • Cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến hoặc ai đó nhắc đến công việc và chỉ muốn ở nhà
  • Mất hứng thú với những việc thường làm hay sở thích của bạn
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo âu thái quá. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy nghĩ tự tử
  • Có suy nghĩ nghi ngờ bản thân hoặc tự hỏi liệu rằng bạn có tưởng tượng ra hành vi bắt nạt hay không
  • Có các dấu hiệu tiêu cực về thể chất, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa hoặc huyết áp cao
  • Gặp khó khăn khi thức dậy hoặc khó có được giấc ngủ ngon. Bạn có thể cảm thấy mất ngủ hoặc khó vào giấc ngủ. Bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi không làm việc.

Phải làm gì nếu bạn là nạn nhân của “bắt nạt Ma mới”

Khi bị bắt nạt, tâm lý chung của nạn nhân thường cảm thấy là bất lực họ nghĩ rằng mình không thể làm gì để ngăn chặn hành vi đó. Đầu tiên, hãy dành một chút thời gian để nhắc nhở bản thân rằng bắt nạt không bao giờ là lỗi của bạn. 

Quá trình chống lại hành vi bắt nạt tiêu chuẩn và hiệu quả nhất:

  • Ghi lại hành vi bắt nạt. Ghi chú lại tất cả các hành động bắt nạt bằng văn bản bao gồm ngày, giờ, nơi xảy ra hành vi bắt nạt và những người khác có mặt trong phòng hoặc tham gia vào hành vi bắt nạt. Hoặc bạn có thể ghi âm hoặc quay phim lại quá trình bạn bị bắt nạt
  • Lưu lại bằng chứng. Giữ lại bất kỳ nhận xét hoặc email bắt nạt nào bạn nhận được. Nếu có bằng chứng có thể giúp chứng minh hành vi bắt nạt, chẳng hạn như những lời bình phẩm quá gay gắt về công việc được giao, v.v., hãy giữ những bằng chứng này ở nơi an toàn và bí mật
  • Báo cáo hành vi bắt nạt. Bộ phận nhân lực là nơi đầu tiên để bắt đầu báo cáo về hành vi bắt nạn đó. Bạn cũng báo cáo với người có địa vị cao hơn nếu cấp trên của bạn không giải quyết hoặc là chính nguồn cơn của hành vi bắt nạt.
  • Đối đầu với kẻ bắt nạt. Nếu bạn biết ai đang bắt nạt bạn, hãy dẫn theo một nhân chứng đáng tin cậy và yêu cầu họ dừng lại hành vi bắt nạt đó. Khi đối đầu hãy giữ tâm thế bình tĩnh, tự tin và lịch sự.

“Bắt nạt ma mới” luôn là vấn đề nghiêm trọng trong bất cứ môi trường làm việc nào. Hãy mạnh mẽ hơn để đối đầu và giành lại công bằng cho chính bản thân của mình. Mong rằng những lời khuyên ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai!!

>> Xem thêm: Sếp nên làm gì khi nhân viên gặp “khủng hoảng sự nghiệp”?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers