• .
adsads
Thiết kế không tên 22 1
Lượt Xem 5 K

Tại sao việc gây được thiện cảm đối với ứng viên trong buổi phỏng vấn đầu tiên lại ít được nhắc tới?

Chúng ta vẫn thường thấy người ta hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn xin việc, dạy cách ứng xử khi gặp mặt các nhà tuyển dụng, luyện tập cách trả lời phỏng vấn sao cho có được ấn tượng tốt nhất nhưng chẳng bao giờ nói về cách làm thế nào để người ta cảm thấy muốn làm việc cho mình.

Bởi vì trong chúng ta luôn có một loại quan niệm kiên cố, rằng ai là người có tiền, kẻ đó là người có uy thế hơn. Và trong mối quan hệ nhà tuyển dụng – người tìm việc, chúng ta cũng mặc định hiểu rằng nhà tuyển dụng là những người đi tạo cơ hội cho người khác có công ăn việc làm, họ là người có quyền phán xét, đánh giá xem người này người kia có xứng đáng với số tiền họ bỏ ra hay không.

Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản thì sự việc thật ra lại như thế này: Nhà tuyển dụng là người cần một việc A được thực hiện, nhưng vì nhiều lí do nên bản thân anh ta không thể tự mình làm được việc đó. Nên anh ta mới cần đi nhờ người khác làm việc cho mình. Tuy nhiên nhờ không công thì không ai giúp, bởi vậy anh ta mới cần trả cho người đó một khoản để người ta giúp mình làm việc A. Như vậy, thực chất người tìm việc mới là người đi giúp chứ không phải nhà tuyển dụng. Khoản tiền bỏ ra chỉ là để trao đổi, chứ không phải một công cụ để cho phép nhà tuyển dụng nghĩ rằng mình là người ban ơn.

Chuyện tuyển dụng: Tôi đi tìm việc chứ không xin việc

Ở trong một đơn vị làm việc sẽ có những công việc cơ bản như sau: Việc A, B, C,… là những công việc nhỏ nhất, cụ thể nhất. Những việc này sau khi được làm xong thì cần phải có người đi sắp xếp, xâu chuỗi, tổng hợp và lưu trữ lại để nó tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, trơn tru và ngăn nắp. Những việc này là những việc X, Y, Z. Nếu không có việc A, B, C thì sẽ không có việc X, Y, Z.

Nhân viên sẽ là những người đi làm việc A, B, C. Sếp và quản lý sẽ là những người đi làm các việc X, Y, Z. Như vậy, mỗi người một việc, mỗi người là một mảnh ghép. Nếu không có nhân viên thì cũng sẽ không có sếp.

Do đó nhà tuyển dụng cần phải hiểu rằng, các buổi phỏng vấn tuyển dụng được tổ chức là để xem xét liệu người này có sở hữu những tiêu chí phù hợp với công việc này hay không, chứ không phải là để đánh giá, xét nét xem liệu mình có muốn cho phép người này làm việc với mình hay không. Và tại đó, người tìm việc cũng sẽ có thể cân nhắc, xem xét liệu mình có muốn làm việc cho công ty này hay không.

 

Người tìm việc cũng cần ý thức được giá trị của bản thân

Tất nhiên không kiêu căng, không nghĩ mình hơn người khác nhưng cũng không cần phải tự ti, khép nép và nghĩ rằng mình đang đi xin xỏ một cái gì đó. Chỉ bởi vì các nhà tuyển dụng được ngồi đó hỏi bạn những câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến hóc búa, từ công việc đến cá nhân, từ nhà ra chợ,… không có nghĩa bạn cần phải trả lời hết tất cả những câu hỏi không liên quan. Bạn cũng có thể nêu ra những yêu cầu, đề nghị nếu cảm thấy cần thiết.

Mối quan hệ giữa việc và người là mối quan hệ sòng phẳng, ai cũng phải bỏ ra thời gian và công sức của mình để hoàn thành được công việc và đạt được điều mà mình mong muốn.

Nếu bạn là người tìm việc, khi đi phỏng vấn hãy tự tin và nghĩ theo hướng là phù hợp thì làm cùng nhau, đừng nghĩ mình phải cố gắng hành xử đúng mực thì người ta mới cho mình việc. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, hãy biết cách tôn trọng người khác và chấp nhận dần một sự thật, rằng thực ra thì bạn cần họ nhiều hơn là họ cần bạn.

 

— HR Insider/ Theo kenh14 —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers