adsads
Untitled design 45
Lượt Xem 3 K

Yếu tố nào quyết định chu kỳ tăng lương?

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao công ty “nhà người ta” một năm tăng lương đến 2-3 lần trong khi công ty của bạn một năm chỉ một lần hoặc có khi chẳng thấy bóng dáng quyết định tăng lương? Thực chất, quyết định về thời hạn tăng lương không phụ thuộc vào Pháp Luật hiện hành. Điều này hoàn toàn do doanh nghiệp tự chủ dựa trên chính sách công ty, thường được quy định tại thang lương, bảng lương, điều kiện nâng lương… của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xem xét tăng lương không phải là điều dễ dàng, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể kể đến như:

  • Yếu tố thị trường

Đây là yếu tố khách quan bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến môi trường làm việc như vật giá, tiền tệ, mức tăng trưởng của thị trường, doanh thu thường niên của doanh nghiệp so với tổng quan của thị trường, quy mô của doanh nghiệp trên thị trường,… Một khi các vấn đề trong yếu tố này xuất hiện biến động, quy định về mức lương của doanh nghiệp cũng sẽ có sự điều chỉnh nhất định.

  • Yếu tố ngành nghề

Bản thân mỗi ngành, mỗi phòng ban trong một công ty đã có sự chênh lệch về quy mô, diện tích mặt bằng, quyền lực quản lý nên mức lương cũng khác nhau. Ngành nghề càng phức tạp, đòi hỏi chuyên môn hoặc kĩ năng càng cao hoặc vị trí đem lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty thì càng có cơ hội được tăng lương nhanh hơn so với các vị trí thuộc chức năng khác.

  • Yếu tố con người

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng xác định chu kỳ tăng lương của nhân viên. Liệu khả năng cạnh tranh của bạn trong công ty có đủ lớn, bạn có chuyên môn cao và đem lại nhiều lợi ích hơn cho công ty, hay nói một cách đơn giản, liệu bạn có phải là “hạt nhân” không thể thiếu của công ty? Khi bạn nâng cao chất lượng và năng lực bản thân, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những đề xuất tăng lương cho mình khi công ty chưa cung cấp cho bạn một chu kỳ tăng lương như bạn mong muốn.

 

Đã bao lâu bạn chưa được tăng lương?

Sau khi xem xét kĩ lưỡng các yếu tố trên, hãy tự hỏi bản thân: Đã bao lâu rồi bạn chưa nhận được quyết định tăng lương hợp lí từ công ty? 6 tháng hay 1 năm hoặc thậm chí là 2 năm? Thông thường, chu kỳ tăng lương của doanh nghiệp sẽ dao động khoảng sau 6 tháng hoặc khi kết thúc năm làm việc. Quản lý trực tiếp sẽ đánh giá hoạt động của bạn trong công ty sau khoảng thời gian trên và đưa ra nhận xét liệu bạn có thật sự phù hợp cho một vị trí cao hơn, hoặc một mức lương xứng đáng hơn với năng lực bạn bỏ ra. Nếu như đã rất lâu rồi bạn vẫn chưa được tăng lương, hãy bắt đầu xem xét lại những vấn đề dưới đây để tìm kiếm câu trả lời cho bản thân mình:

 

Bạn chưa hoàn thiện năng lực của mình

Đã bao lâu kể từ lần cuối bạn được sếp tăng lương?

Bạn có thể tự đánh giá năng lực làm việc của bản thân hoặc thông qua nhận xét từ lãnh đạo hay đồng nghiệp. Nếu bạn không được tăng, hãy thử ngẫm nghĩ lại xem đó là do công ty vô tình “bỏ quên” bạn hay năng lực của bạn chưa đủ. Từ đó, hãy thử xác định xem bạn của hiện tại đã “đáng giá” bao nhiêu với công ty. Nếu bạn thực sự đóng góp cho công ty nhiều thành tích và kết quả tích cực trong 6 tháng hoặc 1 năm đổ lại đây, mà công ty lại xếp bạn dưới mặt bằng tăng lương chung thì đề xuất là việc nên làm. Bạn cần chỉ rõ thành tích, kết quả mình làm được với số liệu, dẫn chứng cụ thể để làm lý lẽ thuyết phục cho chuyện tăng lương.

 

Bạn không trình bày thẳng thắn

Lý do đầu tiên và rõ ràng nhất cho thấy vì sao bạn không được tăng lương đó là bạn không hề yêu cầu hoặc tệ hơn, là yêu cầu với người không có thẩm quyền quyết định chuyện tăng lương của bạn. Nhiều nhân viên thường e ngại trình bày thẳng thắn với sếp vì sợ bị đánh giá là nhân viên “tham lam” trong mắt công ty. Thế nhưng, nếu như bạn không trình bày hoặc nói với sai người, lãnh đạo sẽ nghĩ bạn đang hài lòng và thỏa mãn với mức lương hiện tại.

 

Lý do tăng lương của bạn không hợp lý

Bạn yêu cầu sếp tăng lương vì bạn thấy đồng nghiệp cũng được tăng lương, hay công ty A cứ sau 6 tháng lại tăng lương một lần, hoặc bạn đã quen với quy chế này ở công ty cũ? Bạn cần nâng lương để chi trả cho những chi phí cá nhân như tiền sinh hoạt gia đình, tiền thuê nhà đang tăng? Liệu sếp của bạn có thật sự quan tâm đến những vấn đề khó khăn của bạn? Thực chất, họ chỉ trả lương cho bạn đúng với những gì bạn cống hiến cho công ty, không phải đáp ứng với những nhu cầu của bạn. Do đó, trước khi đề xuất, hãy chắc rằng lý do của bạn thật sự hợp lý và có dẫn chứng rõ ràng.

 

Sếp không thấy được thành tích của bạn

Nếu bạn chỉ là một nhân viên “mờ nhạt” trong mắt sếp, làm sao để bạn thuyết phục được sếp bạn xứng đáng được chi trả cao hơn? Có thể bạn càng không muốn phô trương, bạn chỉ âm thầm hoàn thành tốt công việc được giao, nhưng điều này lại càng có nguy cơ “dìm chết” bảng lương hấp dẫn của bạn vào cuối năm. Hãy chủ động thường xuyên đề xuất nhận thêm việc, bước ra ánh sáng để thu hút sự chú ý của sếp. Khi sếp luôn thấy sự năng nổ và bóng dáng của bạn trong mọi dự án, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục sếp về vấn đề tăng lương sau này.

Bất kỳ ai khi đi làm cũng mong muốn nhận được mức đãi ngộ phù hợp với bản thân mình. Nếu như đã lâu bạn chưa nhận được một thông báo “tăng giá” từ phía công ty, đã đến lúc để bạn cân nhắc lại mọi vấn đề trên và xem xét có một buổi trò chuyện thẳng thắn với sếp. Đừng im lặng để rồi đánh mất quyền lợi của bản thân!

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers