• .
adsads
shutterstock 2171205931 1
Lượt Xem 2 K

1. Đàm phán lên lương là gì?

Đàm phán lên lương chính là việc thảo luận về cơ hội tiếp tục hợp tác nhưng với mức lương cao hơn do số năm kinh nghiệm và hiệu quả công việc trong thời gian vừa rồi của bạn đều tăng.

Cuộc đàm phán lên lương sẽ hiệu quả nhất khi cấp trên hiểu được rằng việc trả lương cho bạn sẽ xứng đáng với các kĩ năng và công sức, kinh nghiệm của bạn khi làm việc tại công ty, doanh nghiệp.

2. Mẹo đàm phán lên lương

Đưa ra những lợi ích bạn mang lại cho nhà tuyển dụng

Trước khi bắt đầu đàm phán lên lương, bạn phải biết chính xác bạn có thể mang lại những gì cho nhà tuyển dụng. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khoản đãi ngộ của bạn, bạn có thể nêu ra cho nhà tuyển dụng như:

  • Vị trí địa lý: Xem xét chi phí sinh hoạt ở địa phương của bạn. Cùng một vị trí công việc nhưng mức lương ở Hồ Chí Minh sẽ cao hơn Cao Bằng.
  • Số năm kinh nghiệm: Nếu số năm kinh nghiệm của bạn cao hơn yêu cầu tuyển dụng, bạn xứng đáng có mức lương cao hơn.
  • Trình độ học vấn: Các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; hoặc bằng cấp chuyên ngành có liên quan cũng ảnh hưởng đến mức lương thưởng của bạn.
  • Kỹ năng: Kỹ năng ngách và kỹ thuật cần thời gian để thành thạo. Việc bạn đã phát triển và rèn giũa thêm các kỹ năng mới cũng là cơ sở tốt để tăng lương.
  • Chứng chỉ: Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu hoặc muốn bạn có các chứng chỉ cụ thể. Nếu bạn đã có chúng, bạn có thể yêu cầu được tăng lương.

Khi bạn bắt đầu đàm phán về lương bổng với công ty, hãy nhắc lại lý do tại sao bạn sẽ là một nhân viên có giá trị và cân nhắc sử dụng các yếu tố trên để đàm phán mức lương kỳ vọng.

Liệt kê các thành tựu trong công việc của bạn đã đạt được

Để có được kết quả đàm phán lương tốt, bạn hãy luôn nhớ và tìm cách làm rõ câu hỏi tại sao bạn xứng đáng nhận được mức lương cao hơn mức hiện tại. Bạn hãy chuẩn bị sẵn những thành tựu tựu đạt được trong công việc, càng chi tiết càng tốt.

  • Kết quả bạn đã đạt được trong suốt thời gian qua, chẳng hạn như mục tiêu bạn đã đạt được; doanh thu bạn đã giúp thúc đẩy hoặc giải thưởng bạn kiếm được. Nếu có thể, hãy dùng những con số thực tế.
  • Hiện tại, trên thị trường, các nhà tuyển dụng khác chi trả mức lương trung bình như vậy cho vị trí công việc như bạn.

Chia sẻ các chi phí liên quan đến công việc mà bạn đang chi trả

Một lý do khác khiến bạn có thể yêu cầu tăng lương là trang trải tất cả chi phí khi bạn nhận được công việc đó. Không có gì lạ khi các nhân viên yêu cầu công ty điều chỉnh mức lương phù hợp để có thể trang trải các chi phí liên quan đến công việc.

  • Nếu bạn được điều chuyển đến một thành phố mới để làm việc, bạn sẽ phải trả chi phí di chuyển, cũng như bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc bán hoặc cho thuê ngôi nhà hiện tại của bạn. 
  • Nếu công ty chuyển trụ sở đến một vị trí xa nhà hơn,, bạn sẽ phải tính đến chi phí đi làm như tiền tàu hoặc xăng và hao mòn trên phương tiện của bạn. 

Cách đàm phán lên lương là một bước quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp của bạn. Bằng cách dành thời gian để nói về lý do tại sao bạn cảm thấy mình cần được hỗ trợ nhiều hơn, bạn có thể giúp công ty hiểu rõ hơn về giá trị mà bạn cung cấp.  Như bất kỳ kỹ năng mới nào, bạn càng thương lượng, bạn sẽ học được thêm nhiều bài học để lên lương dễ dàng hơn. Bằng cách áp dụng tất cả các mẹo của bài viết, bạn có thể bước vào cuộc trò chuyện một cách tự tin và đảm bảo mức lương xứng đáng.

Xem thêm: Những lưu ý về phép năm cần nắm để tránh thiệt thòi cho nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ chức bởi VietnamWorks cùng với Trường Đại học Phenikaa vào...

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi lòng băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay....

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị “ngộp” vì có nhiều quy tắc, yêu cầu cần phải...

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 6...

"Anh/chị sẽ liên lạc với em sau" và 4 dấu hiệu cho thấy hồ sơ của bạn đang nằm trong "đội dự bị" với nhà tuyển dụng

Bạn đã gửi hồ sơ xin việc và ngồi chờ phản hồi từ nhà tuyển dụng. Mỗi giây trôi qua, bạn cảm thấy hồi hộp,...

Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ...

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi...

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị...

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng....

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers