• .
adsads
Untitled design 51
Lượt Xem 27 K

Những chuyên gia nói gì?

John Lees – tác giả của tựa sách “How To Get A Job You Love” đã nhận định rằng: “Lý do chính khiến mọi người rời bỏ công việc của mình thường là vấn đề về văn hóa không phù hợp, hoặc gặp phải sếp tồi.” Bạn thường sẽ không thể biết được làm việc với người quản lý tương lai của mình như thế nào cho đến khi bạn thật sự có được công việc đó. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí còn không thể gặp được người quản lý của mình cho đến ngày đầu tiên đi làm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thu thập được những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng chỉ chăm chăm tìm ra điểm tiêu cực ở sếp. Theo Claudio Fernández-Aráoz, cố vấn cấp cao của công ty tìm kiếm nhân sự Egon Zehnder – tác giả của cuốn “It’s Not the How or the What but the Who”, bạn nên tìm hiểu trọn vẹn mọi mặt của sếp. “Việc không thể nhận ra mình sẽ làm việc với một người sếp tuyệt vời là một sai lầm đắt đỏ, thậm chí còn phải trả giá cao hơn so với việc nhận ra mình sẽ có một người sếp tồi.”, Claudio Fernández-Aráoz chia sẻ.

 

Hiểu rõ bản thân đang mong muốn điều gì ở một người sếp lý tưởng

Điều đầu tiên bạn cần cân nhắc chính là biết được bản thân bạn cần gì ở một lãnh đạo tương lai. Theo Fernández-Aráoz, một lãnh đạo cần phải đáp ứng tối thiểu 3 tiêu chí. Liệu đây có phải là một người sếp chân thật, đem đến cho bạn một công việc lâu bền và bạn có thể đóng góp những giá trị độc đáo? Bạn nên dành thời gian để thử hình dung mối quan hệ bạn cần giữa sếp và bạn. Có phải bạn đang tìm kiếm một người sẽ lùi lại để nhường cho bạn tiến lên thực hiện công việc? Hay bạn hy vọng một cố vấn trong mọi việc mình làm? Điều này sẽ giúp bạn có được những tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá lãnh đạo tương lai trong buổi phỏng vấn.

 

Đặt niềm tin vào bản năng

sếp tồi

 

Việc tự hỏi bản thân sau cuộc phỏng vấn cũng là điều quan trọng không kém để nhận diện sếp tồi. Việc tập trung quá mức vào vấn đề phải có được công việc rất dễ khiến bạn có những phán đoán sai lầm. Sau mỗi phần, hãy luôn tự hỏi liệu đây có phải là công việc bạn muốn và người sếp bạn cần. Sếp có phải là người cho bạn những cảm nhận tích cực? Hay là người sẽ nảy sinh những vấn đề với bạn? Đây có phải là người bạn khó trò chuyện cùng? Thông thường, chúng ta hay ước giá như chúng ta biết được điều đó, thế nhưng có những điều nhỏ nhặt dẫn đến cảm nhận theo bản năng mà chúng ta đã bỏ qua. Dĩ nhiên lãnh đạo tương lai không hoàn toàn là người sắp xếp cuộc phỏng vấn, nhưng hãy thử nhìn nhận dưới góc độ một ứng viên, từ cách người quản lý này cung cấp thông tin cho bạn đến cách họ quan tâm bạn ở buổi phỏng vấn, đó sẽ là cách mà họ chỉ dẫn bạn sau này.

 

Đặt câu hỏi một cách tinh tế

Bạn cũng có thể dễ dàng có những cảm nhận đầu tiên về sếp tương lai khi đặt ra những câu hỏi một cách khéo léo. Phỏng vấn là một hoạt động hai chiều, thế nhưng, trong thực tế lại không phải vậy. Bạn nên tránh hỏi những câu trực tiếp như phong cách lãnh đạo của sếp là gì? Điều này không chỉ báo hiệu sự do dự về công việc từ phía bạn, mà còn đem tới cho bạn những câu trả lời kém thành thật, bởi có thể người lãnh đạo đang tìm cách để thuyết phục bạn họ là lựa chọn tuyệt vời. Thay vào đó, hãy đặt ra những câu hỏi bạn có thể hình dung được họ là người như thế nào như “Những công việc thường ngày tôi phải làm là gì?” “Tôi sẽ được học hỏi như thế nào?” Đặt ra những câu hỏi như thể bạn đã nhận được công việc sẽ tạo ra tác động tâm lý khiến nhà tuyển dụng chọn bạn.

Đồng thời, bạn cũng có thể xem xét cách họ trả lời: Hãy nhìn vào sự nhiệt tình của người quản lý khi họ giải đáp cho bạn, thay vì hỏi những câu khuôn mẫu sẵn có. Nếu như sếp thoải mái với việc tương tác cùng bạn trong buổi phỏng vấn, thì điều này cũng sẽ đúng trên góc độ công việc. Khi đã thiết lập một mối quan hệ với nhà tuyển dụng, hãy đặt ra những câu hỏi để biết được kỳ vọng của họ với ứng viên trong vị trí này là gì, cũng như bất kỳ nhược điểm nào trong công việc bạn ứng tuyển.

 

Tìm kiếm thông tin

Một trong những sai lầm phổ biến đó là bạn lười việc tìm kiếm thông tin về lãnh đạo tương lai cũng như vị trí ứng tuyển. Nhiều người thường sẽ cảm thấy sốc vì văn hóa không phù hợp, quá cứng nhắc, áp lực hoặc thậm chí là cô đơn. Bạn nên lường trước điều này ngay thời điểm ứng tuyển. Hãy tìm kiếm thông tin để thấy được những báo động đỏ hoặc những điều mà người quản lý tương lai ưa thích, đó là cách giúp bạn kết nối với họ dễ dàng hơn.

Hãy thử Google người quản lí tương lai của bạn, kiểm tra tài khoản cá nhân trực tuyến của sếp và những người từng làm việc cùng. LinkedIn là một trang có thể tiết lộ nhiều thông tin hữu ích về sở thích hoặc mối quan hệ của sếp tương lai.

 

Gặp gỡ các đồng nghiệp

Có lẽ, cách tốt nhất là thử tiếp cận một số đồng nghiệp tương lai của bạn. Trò chuyện với những người cùng trong một nhóm và xem họ đánh giá thế nào khi làm việc với vị sếp này, kể cả điều họ yêu thích và điều khiến họ gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, có một số lí do bảo mật công ty sẽ khiến cho bạn không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Sau khi bạn đã nhận được thư mời làm việc, hãy dành ra khoảng nửa ngày để làm quen với nhóm mới và sếp. Tán gẫu về tính chất công việc sẽ đem đến một lượng thông tin lớn cho bạn. Người quản lý sẽ bắt được tín hiệu của việc cam kết và nỗ lực trong công việc, còn bạn thì sẽ biết được môi trường làm việc cũng như sếp mới của mình như thế nào.

Tóm lại, dưới đây là những điều bạn Nên và Không Nên làm:

Nên:

  • Chú ý tới cách người quản lí đối xử với bạn trong buổi phỏng vấn.
  • Hãy tìm hiểu kĩ về vị lãnh đạo mới, nếu có thể, hãy trò chuyện với những người đã từng làm việc với họ trước đây.
  • Dành ra nửa ngày để tương tác với sếp cũng như các đồng nghiệp trong nhóm.

 

Không Nên:

  • Bỏ qua những cảm nhận cá nhân của bạn về sếp mới trong buổi phỏng vấn.
  • Hỏi trực tiếp về phong cách lãnh đạo của họ – bạn sẽ không nhận được câu trả lời thành thật, và họ sẽ phán đoán bạn do dự với công việc này.
  • Bỏ qua việc tham khảo thông tin về sếp trên các trang cá nhân.

 

— HR Insider/ Theo HBR Ascend —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers