adsads
Lượt Xem 240

“Các lãnh đạo thường có khuynh hướng không chịu lắng nghe”

Cuốn sách Sếp của Einstein (Einstein’s Boss) bởi tác giả Robert Hromas kể về cuộc đời của nhân vật Abraham Flexner – người lãnh đạo của thiên tài Albert Einstein. Nội dung sách xoay quanh những khó khăn, xung đột và cả thành tựu, thất bại của người lãnh đạo và để từ đó đưa ra những bài học giá trị. 

“Những lãnh đạo đầy quyền lực thường bỏ ngoài tai lời khuyên từ người chưa có kinh nghiệm cho đến chuyên gia. Họ có khuynh hướng hành động như vậy bởi vì quá tự tin vào khả năng phán quyết của mình, và cảm thấy tranh đua với người đưa ra ý kiến” –  Hromas.

Việc không chịu lắng nghe tuy không phải là điều tất cả lãnh đạo đều làm. Vẫn có nhiều lãnh đạo tốt là những người tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên, đồng nghiệp, và các bên liên quan trước khi đưa ra quyết định. 

Song, thái độ không lắng nghe vẫn là một hiện tượng khá phổ biến đối với những người lãnh đạo. Theo Hromas, “Những lãnh đạo quyền lực không chú ý người khác nghĩ gì, bởi vì họ không muốn có cảm giác bị ràng buộc trong việc ra quyết định”.

04 cấp độ của việc lắng nghe

Hromas cũng chỉ rõ 04 lắng nghe của người sếp trong cuốn Sếp của Einstein, bao gồm: Không lắng nghe, Giả vờ nghe, Lắng nghe chọn lọc và Hoàn toàn lắng nghe.

Cấp độ 1: Không lắng nghe

Cấp độ thấp nhất của việc lắng nghe chính là hoàn toàn không lắng nghe. Lúc này, người sếp không mảy may quan tâm đến ý kiến, và thậm chí là cảm xúc của nhân viên. Cuộc đối thoại giữa người sếp và nhân viên có thể giống như một màn đối thoại tự thân.

Cấp độ 2: Giả vờ nghe

Cấp độ 2 là giả vờ nghe, hay còn gọi là lắng nghe bề ngoài. Trong cấp độ này, sếp có lắng nghe nhưng chỉ để nghe vài ý kiến và sau đó sẽ tự đưa ra quyết định một cách độc đoán. Họ sẽ không lắng nghe các ý kiến đối lập, trái chiều từ nhân viên và chỉ quan tâm đến những điều họ cần biết, rồi phớt lờ những vấn đề còn lại. 

Cấp độ 3: Lắng nghe có chọn lọc

Ở mức độ cao hơn lắng nghe bề ngoài chính là việc lắng nghe chọn lọc. Lúc này, người sếp đã chịu dành thời gian để lắng nghe nhân viên của mình. Tuy nhiên họ vẫn lắng nghe một cách có chọn lọc, tập trung vào ý kiến của một số cá nhân cụ thể trong tổ chức và ưu tiên quan điểm, ý kiến của họ hơn những người còn lại. 

Cấp độ 4: Hoàn toàn lắng nghe

Mức độ lắng nghe cao nhất và cũng mang tính tích cực nhất chính là hoàn toàn lắng nghe. Người sếp ở cấp độ này sẽ lắng nghe mọi ý kiến, quan điểm từ tất cả nhân viên một cách công bằng, minh bạch và tôn trọng. Thậm chí, họ không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe mà còn liên tục củng cố, khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp ý kiến để trao đổi và thảo luận thêm. 

Cách để giao tiếp hiệu quả hơn khi làm việc

Đối với vị trí nhân viên

Ở vai trò nhân viên, bạn cần biết rằng việc sếp không lắng nghe đến từ vấn đề họ chỉ tin tưởng vào năng lực ra quyết định của bản thân mà không cần bất kỳ đến sự hỗ trợ nào. Do đó, để thu hút sự lắng nghe từ sếp và giao tiếp hiệu quả hơn, bạn có thể dựa theo các bước sau đây:

–  Chuẩn bị trước: Trước khi gặp sếp, hãy chuẩn bị các ý kiến và thông tin một cách cụ thể và minh bạch để tránh việc lan man, dài dòng và giúp bạn truyền đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng, hiệu quả hơn.

–  Duy trì thái độ giao tiếp tích cực: Dù trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng cần lưu ý phải sử dụng ngôn từ tích cực và lời nói nhẹ nhàng, tránh sử dụng những ngôn từ hoặc có cử chỉ quá khích hay mang tính chỉ trích. Giao tiếp một cách lịch sự và tôn trọng sẽ giúp sếp gia tăng sự lắng nghe bạn nhiều hơn.

–  Chọn thời điểm phù hợp: Chọn thời điểm phù hợp để thảo luận với sếp là điều rất quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Bạn cần tránh những thời điểm bận rộn hoặc căng thẳng để trình bày ý kiến với sếp vì đây có thể là giai đoạn nhạy cảm, dễ gây cảm xúc tiêu cực.

–  Thể hiện chuyên môn và kiến thứ: Hầu hết người sếp chỉ tin tưởng những ý kiến từ người có năng lực cũng như độ tin cậy nhất định. Do đó khi thảo luận với sếp, bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu rõ vấn đề muốn thảo luận, đồng thời thể hiện sự chuyên môn và kiến thức trong lĩnh vực đó. 

–  Đề xuất giải pháp: Thay vì chỉ đề xuất ý kiến hoặc vấn đề, bạn hãy cố gắng đề xuất các giải pháp cụ thể và khả thi cho sếp. Điều này cho thấy bạn không chỉ nhận diện vấn đề mà còn có khả năng tìm ra cách giải quyết.

– Giữ vững tinh thần: Sau khi thảo luận với sếp, dù ý kiến của bạn không được chấp nhận ngay lập tức, hãy giữ vững tinh thần hợp tác và sẵn lòng thảo luận thêm. Sự kiên nhẫn và sự sẵn lòng hợp tác thường làm cho các sếp cảm thấy mở lòng hơn để lắng nghe.

Đối với vị trí lãnh đạo

Một người sếp biết lắng nghe có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hòa hợp, nơi mà tất cả mọi người đều cảm thấy được đánh giá cao và trân trọng. Điều này có thể giúp nâng cao sự cam kết từ phía nhân viên và thúc đẩy năng suất làm việc của họ. Để trở thành một người sếp lắng nghe tốt, bạn hãy lưu ý một số điều sau:

–  Học cách lắng nghe chân thành: Hãy tập trung vào người nói mà không gây gián đoạn khi họ đang chia sẻ ý kiến, đồng thời hãy thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với quan điểm của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, sếp cũng có thể đặt câu hỏi và khuyến khích nhân viên chia sẻ ý kiến, suy nghĩ và ý tưởng của họ. Điều này giúp họ cảm thấy được đánh giá và thấy mình có giá trị trong tổ chức. 

Ngoài ra, với cương vị là một người sếp mong muốn tổ chức của mình phát triển hơn, bạn hãy mở lòng với phản hồi từ nhân viên và sẵn lòng thay đổi hoặc điều chỉnh quyết định và hành động của mình dựa trên những đóng góp giá trị đó.

–  Tạo ra một môi trường biết lắng nghe: Là sếp, bạn hãy tạo điều kiện để nhân viên cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến và ý tưởng của họ. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các buổi thảo luận nhóm, thảo luận cá nhân với nhân viên, các kênh giao tiếp mở như hòm thư ý kiến hoặc hệ thống phản hồi, v.v. 

Chỉ với việc lắng nghe, bạn có thể trở thành một người sếp gương mẫu và đáng trân trọng đối với nhiều nhân viên. Tuy nhiên dù cho bạn là nhân viên hay lãnh đạo, việc học cách lắng nghe chắc chắn sẽ đem lại những kết quả tích cực cho cả một tập thể và thúc đẩy sự phát triển của cả doanh nghiệp.

Xem thêm: Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bùng nổ trào lưu chữa lành: Lời giải cho áp lực hay quá mong mong yếu đuối?

Sơ hở lại đi chữa lành, phải chăng con người thời nay phải chịu đựng quá nhiều áp lực? Hay chỉ tại chúng ta quá...

Tại sao nhiều nhân viên giỏi không muốn lên chức quản lý, lãnh đạo?

Lên chức quản lý, lãnh đạo vừa có tiền vừa có quyền, tại sao nhiều nhân viên giỏi lại khước từ cơ hội tốt này?...

Mẹo giúp bạn xây dựng mối quan hệ gắn kết với Sếp và đồng nghiệp mới chỉ sau 1 tuần đi làm

Mỗi khi bắt đầu công việc mới, bên cạnh những hy vọng về sự nghiệp phát triển hơn còn là những nỗi lo toan và...

First-time Manager: Công thức tự tin trong vai trò “Quản lý mới”

Với vai trò là First-time Manager, nhà quản lý cần làm gì để có thể chạm tới cột mốc thành tựu một cách hiệu quả...

Lỡ va phải chính trị nơi công sở: Hãy cứ hiền nhưng đừng quá lành

Nhiều người đi làm thường tâm niệm rằng chỉ cần làm tốt việc của mình thì mọi chuyện sẽ ổn định. Thế nhưng tại môi...

Bài Viết Liên Quan

Bùng nổ trào lưu chữa lành: Lời giải cho áp lực hay quá mong mong yếu đuối?

Sơ hở lại đi chữa lành, phải chăng con người thời nay phải chịu đựng...

Tại sao nhiều nhân viên giỏi không muốn lên chức quản lý, lãnh đạo?

Lên chức quản lý, lãnh đạo vừa có tiền vừa có quyền, tại sao nhiều...

Mẹo giúp bạn xây dựng mối quan hệ gắn kết với Sếp và đồng nghiệp mới chỉ sau 1 tuần đi làm

Mỗi khi bắt đầu công việc mới, bên cạnh những hy vọng về sự nghiệp...

First-time Manager: Công thức tự tin trong vai trò “Quản lý mới”

Với vai trò là First-time Manager, nhà quản lý cần làm gì để có thể...

Lỡ va phải chính trị nơi công sở: Hãy cứ hiền nhưng đừng quá lành

Nhiều người đi làm thường tâm niệm rằng chỉ cần làm tốt việc của mình...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers