adsads
Lượt Xem 257

Ý nghĩa của Emotional Salary

Lương thưởng luôn là mục tiêu quan trọng nhất đối với phần đông người đi làm, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, sự ổn định và phát triển của xã hội hiện nay, cùng với việc đề cao tầm quan trọng của giá trị tinh thần, nhiều người đi làm đã không còn đặt tiền bạc lên làm mục tiêu hàng đầu nữa.

Trong bối cảnh này, khái niệm Emotion Salary (Tạm dịch: Thu nhập cảm xúc) ra đời, định nghĩa cho những khoản thưởng phi tiền tệ tác động đến cảm xúc của mọi người trong công việc. Thu nhập cảm xúc có thể thúc đẩy sự gắn bó và sự thỏa mãn về mặt tinh thần của nhân viên. Đây cũng là điều mà vấn đề tiền bạc gặp khá nhiều khó khăn để có thể đáp ứng được. 

Một vài hình thức Emotional Salary

Tính linh hoạt tại nơi làm việc

Khi được làm việc tại những nơi có sự linh hoạt về mặt thời gian, ví dụ như làm việc từ xa, làm việc hybrid, làm việc 04 ngày/ tuần, thêm ngày nghỉ phép, v.v. sẽ hỗ trợ nhiều nhân viên cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Vì thế, hình thức này được xem như là Emotional Salary khi mà nhiều người trẻ đánh giá cao việc cân bằng cuộc sống – công việc (Work-life Balance) còn quan trọng hơn cả lương thưởng. 

Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên là một trong những hình thức lương cảm xúc phổ biến nhất. Việc doanh nghiệp mang lại các cơ hội học tập và phát triển, giúp nhân viên được nâng cao trình độ, kỹ năng và từ đó có thể tăng cảm giác gắn bó của nhân viên. 

Đảm bảo sức khỏe người lao động

Sức khỏe cảm xúc cũng gắn liền với sức khỏe thể chất. Một môi trường làm việc lành mạnh và quan tâm đến nhân viên cũng giúp người nhân viên tăng cảm xúc gắn bó nhiều hơn. Do đó, những doanh nghiệp cung cấp các khu vực nghỉ ngơi, nhà ăn, khu vực tập thể dục, v.v.  và phát triển những chương trình thăm khám sức khỏe, tư vấn tâm lý, v.v. sẽ gây điểm cộng trong mắt đại đa số nhân viên.  

Môi trường làm việc lành mạnh

Một nơi làm việc lành mạnh và lý tưởng được nhiều nhân viên đánh giá quan trọng hơn cả lương thưởng. Một số yếu tố của nơi làm việc lý tưởng có thể kể đến như là: Tôn trọng sự riêng tư; Công nhận khả năng của nhân viên; Được thỏa sức sáng tạo và phát triển; Bình đẳng trong mọi công việc; v.v. Một công ty có những chính sách tập trung vào người lao động cũng sẽ thu hút nhiều nhân tài tìm đến hơn.

Vai trò quan trọng của sự công nhận tại nơi làm việc

Nghiên cứu từ Achievers Workforce Institute (AWI) năm 2024 cho biết, có đến 72% người lao động sẵn sàng chọn công việc dựa trên Emotional Salary, đặc biệt là những nơi họ được “trả về” sự công nhận, thoải mái và tôn trọng. Ngoài ra, hơn 33% những người được trả lương thấp hơn mặt bằng chung của thị trường cho biết họ sẽ không tìm việc làm mới, nếu họ được công nhận ít nhất là hàng tháng tại nơi làm việc hiện tại. 

Sự công nhận tại nơi làm việc giúp nâng cao năng suất của nhân viên, cũng như cam kết lâu dài của họ đối với doanh nghiệp và hơn thế nữa. Đặc biệt là khi doanh nghiệp khó khăn, những lời khen ngợi, trân trọng công sức của nhân viên sẽ rất có giá trị để giữ được sự tận tâm và trung thành của họ. 

Thậm chí là Emotional Salary có thể giúp nhiều doanh nghiệp trở nên thu hút và nổi bật hơn ngay cả khi họ không thể trả lương cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Một điều hiển nhiên có thể thấy là lương thưởng rất quan trọng đối với tất cả các cá nhân, nhưng một khi doanh nghiệp chi trả lương thưởng hợp lý, và đồng thời tập trung phát triển cả Emotional Salary, thì vẫn có thể thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu. 

Tổng kết

Emotional Salary hay còn gọi là thu nhập cảm xúc, bao gồm mọi thứ từ sự công nhận tại nơi làm việc, cơ hội phát triển cá nhân, môi trường làm việc thoải mái, đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong một số trường hợp, thu nhập cảm xúc thậm chí còn có thể đóng vai trò quan trọng hơn cả thu nhập vật chất trong việc giữ chân người nhân viên gắn bó với doanh nghiệp.  Nhìn chung thì Emotional Salary cho thấy rằng tiền bạc không phải là giá trị duy nhất đối với người lao động, mà họ còn “thu nhập” cả sự hài lòng và hạnh phúc mỗi khi đi làm. 

Xem thêm: 3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers