adsads
1200x900 2 1
Lượt Xem 1 K

Cư xử như thế nào khi đồng nghiệp có thái độ không tốt

1. Giữ thái độ thật bình tĩnh

Trước hết, dù là chuyện gì xảy ra đi nữa thì điều quan trọng rằng là bạn cũng cần phải giữ thái độ thật bình tĩnh. Khi phát hiện ra việc đồng nghiệp có thái độ không tốt, tùy thuộc vào sự việc đó lớn hay nhỏ, mức độ ảnh hưởng đến đâu thì bạn nên xem xét điều đó có ảnh hưởng lớn đến bạn hay không rồi hãy góp ý với sếp. Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy luôn giữ một cái đầu lạnh, trước khi góp ý với sếp thì phải dành thời gian để suy nghĩ, phân tích vấn đề. 

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để xảy ra các mâu thuẫn không đáng có, kiềm chế cảm xúc của mình, không nóng giận mà cư xử thô lỗ, thiếu văn minh với đồng nghiệp. Việc liên tục có những hành động thiếu kiểm soát không chỉ khiến cho đồng nghiệp không chịu hợp tác mà còn làm cho mối quan hệ giữa 2 bên trở nên bất hòa, chia rẽ.

2. Lắng nghe và đối thoại với họ

Khi làm việc trong một nhóm, một tập thể mà có đồng nghiệp không hợp tác thì chắc chắn sẽ gây ra bất lợi cho các kế hoạch, hoạt động và mục tiêu chung. Bởi vậy, im lặng cho qua sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. 

Bạn hãy mạnh dạn gặp trực tiếp người đồng nghiệp đó trong trạng thái bình tĩnh, vừa hỏi vừa lắng nghe. Bạn nên sử dụng những lời nói mềm mỏng, nhẹ nhàng để đồng nghiệp cảm thấy gần gũi và dễ chia sẻ hơn. Thông qua việc đối thoại trực tiếp này, bạn sẽ có thể biết được nguyên nhân từ đâu mà đồng nghiệp không chịu hợp tác cũng như tìm được cách giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, khi trao đổi, bạn cũng cần nhớ giữ cho mình một lối hành xử lịch sự, tôn trọng. Đây là điều vô cùng cần thiết để cải thiện mối quan hệ của đôi bên.

3. Hạn chế tạo ra tình huống cô lập

Trong nhiều trường hợp, đồng nghiệp không chịu hợp tác hay cư xử khó chịu vì trước đó họ vô tình mắc phải sai lầm khiến mọi người dần tránh xa. Vậy, trong tình huống bạn là trưởng nhóm, hãy thể hiện khả năng lãnh đạo bằng cách đứng ra để làm cầu nối kết nối họ với nhóm, tuyệt đối không nên “thuận” theo đa số mà cô lập đồng nghiệp của mình. Điều này sẽ chỉ khiến cho mâu thuẫn tăng lên, mối quan hệ không còn tốt đẹp. 

Cụ thể, bạn hãy đảm bảo là không ai được bị loại ra khỏi câu chuyện chung của nhóm. Có thể bạn sẽ mời các đồng nghiệp đi cafe chém gió cho thư giãn, đi ăn trưa cùng nhau để hiểu rõ hơn về họ. Khi càng có nhiều cơ hội gặp gỡ tương tác thì mọi người sẽ càng thân thiện, gần gũi và gắn kết với nhau hơn. Biết đâu chỉ cần vậy, đồng nghiệp sẽ lại vui vẻ làm việc, hợp tác với nhau thì sao?

Có nên thông báo với cấp trên khi đồng nghiệp có thái độ không tốt?

Trong trường hợp khi bạn đã nhẹ nhàng bỏ qua nhưng họ vẫn có thái độ quá đáng và tiếp tục hành xử không đúng mực, hãy cương quyết giải quyết bằng cách đối thoại vạch trần trực tiếp với thái độ tích cực và thiện chí, hoặc báo lên cấp trên. Hãy yêu cầu cấp trên giải quyết ổn thoả và êm đẹp mọi chuyện mà không gây nên cuộc chiến tranh lạnh nào trong công ty.

Một nhân viên xuất sắc không chỉ giỏi về chuyên môn, kỹ năng làm việc mà còn là người biết điều hoà các mối quan hệ và có cách ứng xử phù hợp khi gặp phải các vấn đề ở chốn công sở. Vận dụng tốt và hài hoà các nguyên tắc được đề cập ở trên sẽ giúp bạn giải quyết triệt để những lời bàn tán từ đồng nghiệp, khiến mọi người, kể cả ban lãnh đạo, thêm yêu mến và kính nể.

Một số gợi ý giúp bạn giữ vững hòa khí với đồng nghiệp

Trước khi để xung đột hay các vấn đề thái độ kéo đến. Tại sao chúng ta không tạo nên một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, từ đó giúp giải quyết các vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời giảm thiểu khả năng đồng nghiệp tỏ thái độ không tốt làm ảnh hưởng đến công việc chung. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ để bạn tham khảo, giúp bạn thuận lợi hơn trong việc xây dựng mối quan hệ trong văn phòng.

  • Trách nhiệm với công việc chung: Chúng ta đang sống trong ngôi nhà chung, bởi vậy việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống là một điều đương nhiên. Để xây dựng hình ảnh và giữ hoà khí, bạn không nên từ chối khi được đề nghị tham gia một công việc chung. Thay vào đó hãy cùng nhau tìm ra giải pháp để thực hiện công việc.
  • Tôn trọng lẫn nhau: Luôn tôn trọng ý kiến, quan điểm của đồng nghiệp, nếu có sự không đồng nhất về quan điểm cần thảo luận, bàn bạc, đưa ra lập luận, căn cứ trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Nếu không nhất trí với quan điểm của đồng nghiệp, bạn hãy nêu lên quan điểm cá nhân trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, từ đó cùng nhau đưa ra phương án giải quyết.
  • Chia sẻ thông tin: Chia sẻ thông tin đúng, chính xác, trung thực với đồng nghiệp để giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Công ty khuyến khích nhân viên của mình trao đổi thẳng thắn, cởi mở vì lợi ích chung để tăng cường hiểu biết, đặc biệt trong quá trình ra quyết định.
  • Đối với người mắc lỗi: Phê bình thẳng thắn và xây dựng từ khi sự việc còn nhỏ, không được phép tận dụng sai lầm để đánh đổ người đó, chúng ta dành cho người mắc lỗi cơ hội để sửa chữa. Với những lỗi cần được xử lý, chúng ta quy trách nhiệm cá nhân, nhưng cũng xét đến trách nhiệm của tập thể.
  • Chân thành, cởi mở, thân thiện với đồng nghiệp: Không nên có bất kỳ một biểu hiện đố kỵ với đồng nghiệp, hãy chia sẻ thành công của người khác với thái độ chân thành, cởi mở, thân thiện. Không lôi kéo bè phái, đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. Đoàn kết, cởi mở, quan tâm đến đồng nghiệp, tìm hiểu hoàn cảnh cá nhân để giúp đỡ khi cần thiết. Và hơn hết là hãy biết cảm thông với đồng nghiệp của mình.

Xem thêm: Muốn làm sếp tốt, hãy khó tính hơn!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers