• .
adsads
Untitled design 313
Lượt Xem 2 K

Nhiều ứng viên thường cho rằng sau khi họ rời khỏi văn phòng thì buổi phỏng vấn đã kết thúc mà ít ai biết được cuộc phỏng vấn chỉ được hoàn thành sau khi họ gửi email cảm ơn sau phỏng vấn đến nhà tuyển dụng. 

Email cảm ơn sau phỏng vấn không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí dự tuyển mà còn là cách để tạo được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng. 

Theo khảo sát, có đến 80% nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với ứng viên gửi thư cảm ơn đến họ sau buổi phỏng vấn. Vì vậy, nếu muốn gia tăng cơ hội trúng tuyển thì việc gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng là điều rất quan trọng. 

Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn là cách thể hiện sự tôn trọng cũng như sự chuyên nghiệp của bản thân đối với nhà tuyển dụng.

Và để có một email cảm ơn sau phỏng vấn tạo được thiện cảm, bạn đừng quên 3 điều cần lưu ý sau đây:

 

1. Email cảm ơn sau phỏng vấn được gửi càng sớm càng tốt

Thời gian để gửi một lá thư cảm ơn tốt nhất là trong vòng 12 tiếng đồng hồ sau khi bạn rời nơi phỏng vấn. 

Có 2 lý do để bạn tranh thủ thời gian của mình chính là: Thứ nhất, bạn không thể chắc chắn khi nào nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, do đó gửi một lá thư trong thời gian sớm nhất là điều cần thiết; thứ hai, bạn cần chiếm thế thượng phong trước khi đối thủ của bạn có cơ hội. 

Điều này sẽ giúp bạn tạo được sự chú ý và nhà tuyển dụng dễ nhớ đến bạn hơn. Vì vậy, hãy luôn “nằm lòng” phương châm “càng sớm càng tốt” khi gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn.

 

2. Nội dung email phải ngắn gọn súc tích

Trong thư cảm ơn, bạn cần tập trung vào 3 yếu tố chính: Đánh giá cao cơ hội tuyển dụng này, khẳng định lại sự yêu thích của bạn đối với công việc đang dự tuyển, nói về khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty.

Hãy viết một lá thư thật đơn giản và dễ hiểu. Nếu bức thư cảm ơn của bạn dài hơn một trang A4 thì có nghĩa rằng bạn đã viết quá nhiều. Mục đích chính của bức thư là để gợi lên ấn tượng tốt của nhà tuyển dụng về bạn, vậy nên đừng gây ra tác dụng ngược với một “bài luận” dài lê thê.

Viết thư cảm ơn một cách súc tích sẽ giúp bạn hoàn thành sớm và gửi đến nhà tuyển dụng nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, một lá thư ngắn gọn hơn cũng sẽ chứng minh rằng bạn tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng. 

Tuy nhiên, đa số nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn khá nhiều ứng viên nên họ sẽ khó để nhớ hết những người mà mình đã phỏng vấn. Do đó, trong thư cảm ơn bạn đừng quên điền đầy đủ thông tin của mình như: tên, số điện thoại, email, địa chỉ… để nhà tuyển dụng nhớ và dễ liên lạc với bạn khi cần.

Nếu cảm thấy khó khăn để viết vì không biết bắt đầu từ đâu thì bạn có thể tham khảo vài mẫu thư cảm ơn trên các trang nghề nghiệp và việc làm uy tín. Tương tự như các mẫu CV, mẫu thư cảm ơn có thể gợi lên cho bạn một ý tưởng tốt để tạo ra một bức thư cảm ơn hoàn chỉnh và chỉ của riêng bạn.

Vì sao bạn không nên sao chép một mẫu thư cảm ơn nào đó để tiết kiệm thời gian? Câu trả lời nằm ở điều lưu ý thứ 3. 

 

3. Email phải mang dấu ấn cá nhân

Sai lầm lớn nhất của ứng viên khi gửi một bức thư cảm ơn là sao chép từ các mẫu có sẵn. Có thể các mẫu thư cảm ơn này được trình bày một cách chuyên nghiệp hơn nhưng chúng không mang dấu ấn cá nhân của bạn và điều này không tạo cảm giác thú vị đối với nhà tuyển dụng.  

Một cách hiệu quả để tăng sức mạnh cho lá thư cảm ơn của bạn là nhắc lại một vài chi tiết cụ thể từ buổi phỏng vấn. 

Cho dù đó là một chủ đề mà bạn đã thảo luận hay một câu nói vui thì việc cá nhân hóa thư cảm ơn sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với nhà tuyển dụng. Đồng thời cũng chứng minh rằng bạn rất tập trung vào buổi phỏng vấn và để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí nhà tuyển dụng.

Lưu ý những điều không thể bỏ qua khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn sẽ giúp bạn có một bức thư đúng chuẩn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Sau khi hoàn thành 3 yếu tố này thì một lưu ý nhỏ cũng không kém quan trọng sẽ giúp cho thư cảm ơn của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, đó là kiểm tra lại một lần nữa để tránh sai sót.

Bạn cần đảm bảo rằng, lá thư của mình không phạm phải bất kỳ sai sót nào như những lỗi nhỏ: lỗi dùng câu, chính tả, dấu câu…Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn là người cẩn thận trong mọi việc, dù là việc nhỏ hay lớn.

Việc viết sai lỗi chính tả hay sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hay tên công ty là điều hết sức nghiêm trọng trong Thư cảm ơn. Chỉ cần bạn xảy ra sai sót nhỏ thì bức thư này sẽ phản tác dụng ngay lập tức. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, thiếu cẩn thận… trong công việc sau này.

Mặc dù CV của bạn có vai trò rất quan trọng trong cuộc phỏng vấn việc làm nhưng thư cảm ơn sau phỏng vấn cũng là điều không thể thiếu. 

Vì vậy, ngoài việc cách viết thư cảm ơn đảm bảo về nội dung, hình thức thì việc làm cho bức thư cảm ơn trở nên chuyên nghiệp, đầy đủ và tạo được ấn tượng tốt cũng sẽ ghi điểm đối với nhà tuyển dụng.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay một freelancer thì cách viết bài chuẩn SEO đều cần...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với công việc của mình. Hơn hết còn giúp...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp bạn xây dựng một cuộc sống và sự nghiệp thành...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quá...

Xác định mục tiêu quảng cáo: Chìa khóa thành công cho chiến dịch hiệu quả

Việc xác định mục tiêu quảng cáo đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào các mục tiêu cụ thể mà...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà...

Xác định mục tiêu quảng cáo: Chìa khóa thành công cho chiến dịch hiệu quả

Việc xác định mục tiêu quảng cáo đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tập...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers