adsads
Untitled design 319
Lượt Xem 3 K

Xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao. Để trở nên thành công, người ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Chúng ta ôm đồm quá nhiều công việc đến nỗi vắt cạn thời gian nghỉ ngơi của bản thân. Thế nhưng, ít ai biết được rằng học cách buông bỏ những việc không cần thiết mới là bí quyết dẫn đến thành công và giảm bớt áp lực công việc.

1/ Học cách buông bỏ để trở nên hạnh phúc

Bạn đã từng nghe nói đến châm ngôn sống Lagom bao giờ chưa? Đó chính là lý do giúp đất nước Thụy Điển xinh đẹp được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Lagom là một phần văn hóa của đất nước ở vùng Bắc Âu này. Nó có nghĩa là “just enough” hoặc “Not too much, not too little”. Nói cách khác đó chính là triết lý “biết đủ” trong cuộc sống lẫn công việc.

Người dân Thụy Điển luôn trong trạng thái hạnh phúc, bởi họ luôn sống theo triết lý Lagom, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, “Không quá ít. Không quá nhiều. Chỉ vừa là đủ”.

Đây là một triết lý rất hay, giúp cuộc sống của bạn trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn nếu bạn thực hiện được nó. Và để sống theo phương châm Lagom, học cách buông bỏ chính là bước khởi điểm đầu tiên.

 

2/ Gạt bỏ mọi lo lắng và nỗi buồn

Chúng ta chỉ có một lần để sống, vậy thì tại sao cứ phải sống trong lo lắng và buồn bã? Khi một vấn đề xảy ra, hãy học cách chấp nhận nó và tìm hướng giải quyết. 

Nếu không thể giải quyết được, hãy nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn lấy lại tỉnh táo và sáng suốt hơn trước vấn đề đang mắc phải. Hoặc bạn có thể tận dụng các mối quan hệ xung quanh để hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có bạn mới giải quyết tốt nhất, lời khuyên từ người ngoài cuộc đôi khi sẽ sáng suốt hơn cả bạn.

Đặc biệt, đừng bao giờ buồn lo về những chuyện tương lai. Đã là tương lai thì chắc gì nó đã xảy ra. Nếu bạn cứ mãi lo lắng và buồn bã cho chuyện chưa xảy ra thì bạn đang phí phạm hai thứ cực kỳ quan trọng của cuộc đời mình. Đó chính là thời gian và cảm xúc.

 

3/ Hạn chế ôm đồm quá nhiều công việc

Đôi khi ôm đồm hết tất cả mọi thứ không khiến bạn phát triển mà còn khiến bạn đi thụt lùi với sự phát triển. 

Bạn hãy thử tưởng tượng, tôi có một chiếc cốc thủy tinh, nó có khả năng chịu được nhiệt độ từ 50 đến 70 độ C. Thế nhưng, tôi lại chế vào đó ấm nước sôi 100 độ C. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Cốc sẽ vỡ và nước sẽ chảy ra ngoài. 

Kết quả, tôi không còn lại gì ngoài những tổn thất: mảnh vỡ của cốc thủy tinh và lượng nước vừa phí thời gian đun lên.

Tương tự vậy, cơ thể và sức khỏe con người cũng có giới hạn của riêng nó. Nếu bạn không quan tâm đến sức khỏe của bản thân và cố gắng ôm đồm tất cả công việc thì bạn sẽ giống với chiếc cốc thủy tinh trên. Tổn thất về sức khỏe, giảm hiệu suất công việc và lãng phí thời gian.

Hãy học cách buông bỏ những công việc mà bạn cảm thấy nó không quan trọng và người khác cũng có thể làm tốt nó. 

Ví dụ, bạn có một bài thuyết trình về dự án cho sáng mai, và tối nay bạn nhất định phải hoàn thành nó. Thế nhưng, có một cuốc điện thoại từ đồng nghiệp nhờ bạn làm giúp báo cáo cho ngày mai vì cô/cậu ấy bận đi du lịch. 

Bạn sẽ xử lý thế nào? Hãy cân nhắc sức khỏe, mức độ hoàn thành công việc của bản thân để đưa ra giải pháp hợp lý. Nếu không thể đảm bảo hoàn thành được thì hãy từ chối khéo léo, đừng ôm đồm cả hai việc rồi cuối cùng chẳng việc nào thành công bạn nhé.

 

4/ Học cách buông bỏ cái tôi ích kỷ 

Trong kinh tế có một khái niệm gọi là “chi phí cơ hội”. Nó có nghĩa là để có được A, bạn phải chấp nhận đánh đổi B. Và những thứ bạn chấp nhận loại bỏ để chọn A được gọi là chi phí cơ hội.

Ví dụ như: Để được đi ăn sinh nhật bạn vào hôm nay, tôi đã phải bỏ mất cuộc họp mặt gia đình. Vậy, bỏ mất cuộc họp mặt gia đình chính là chi phí cơ hội.

Từ bỏ cái tôi ích kỷ là chi phí cơ hội để bạn có được một cuộc sống không áp lực.

Bạn đã bao giờ cố gắng hoàn thành công việc một mình thay vì làm chung với những người bạn không thích chưa? Bạn có cảm thấy mệt mỏi và điều này là quá sức?

Hãy từ bỏ cái tôi cá nhân của mình để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất thay vì ngồi đó ôm mãi cái tôi rồi nhận lấy thất bại. Sự bảo thủ và cái tôi chính là con rắn độc cắn chết những người muốn thành công. Vì thế, Đừng bao giờ để nó có cơ hội len lỏi đến gần bạn.

Buông bỏ cũng là một cách để sống hạnh phúc. Hãy Học cách buông bỏ, “biết đủ” là tốt để cuộc sống trở nên thoải mái và vui vẻ hơn. Chúc bạn sớm buông bỏ được những điều nhỏ nhặt để hướng đến những giá trị thật sự trong cuộc sống.

Xem thêm:

>>> 1000+ Những Câu Nói Hay Về Tình Yêu Đúng Tâm Trạng Cực Hot

>>> 99+ Ảnh Đại Diện, Avatar Facebook Ý Nghĩa Lãng Mạn Cực Thu Hút

>>> 1001+ Ảnh Avatar Tâm Trạng Buồn, Cô Đơn, Tâm Trạng Nhất Năm 2024

>>> Người Có Tướng Mắt Buồn Có Tính Cách Và Vận Mệnh Như Thế?

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers