adsads
tai chon cong so day ray ap luc toi da tim duoc it phut an yen quy gia 3
Lượt Xem 3 K

 

Stress vốn dĩ không còn là căn bệnh xa lạ đối với những người mài đũng quần trên ghế công sở. Về cơ bản, đây cũng không phải là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng đừng vì như thế mà chủ quan. Về lâu dài, áp lực và căng thẳng trong công việc sẽ là tiền đề cho các dư chấn tâm lý. Nghiêm trọng hơn, áp lực từ thần kinh có thể di căn xuống các mô cơ khớp, gây các biến chứng về xương & cơ.

Và còn rất nhiều biến chứng khác, khiến cho tôi một thời đã từng mất ăn, mất ngủ vì những cơn đau đầu triền miên. 

Nhưng giờ đây, mọi áp lực công việc đã không còn là vấn đề lớn đối với tôi. 8 giờ công sở giờ đây cũng chẳng khác gì xứ thiên đường – đến với niềm hân hoan, ra về trong sự nhẹ nhõm để đón chờ những phút giây bình yên bên tổ ấm xinh xẻo của mình. 

Giờ đây, sau khi gặt hái được những thành công trong công việc của mình, tôi chỉ muốn chia sẻ lại một ít kiến thức giúp “tìm thấy hạnh phúc nơi công sở” dành cho bạn – những chiến binh nơi công sở.

Thức tỉnh 

Bạn có thể làm việc này bằng các hoạt động thể chất như đứng hoặc ngồi dậy, vỗ tay và di chuyển cơ thể. Hoặc bạn có thể thực hiện các biện pháp tinh thần như kết nối với các giác quan bằng cách để ý những gì bạn có thể nghe, nhìn, ngửi, nếm, và cảm nhận. Ý tưởng của việc này là để bạn kết nối lại với thế giới xung quanh. 

 

 

Kiểm soát sự tập trung 

Điều bạn cần làm chính là chuyển hướng suy nghĩ của mình theo nhiều phương chiều khác nhau, thay vì đắm chìm trong suy nghĩ của mình thì làm phân tâm bản thân bằng cách khác. Ví dụ như vẽ những vòng tròn trên giấy, lập danh sách những việc bạn có thể kiểm soát được (làm việc hết khả năng) và những việc không thể (ý kiến của sếp).

Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như công việc, đồng nghiệp, gia đình mà không nhất thiết cần phải lo lắng về họ. 

Xem xét mọi việc

Những người hay suy ngẫm có khuynh hướng nghĩ đến những tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra, nhưng các nhà lãnh đạo có năng lực luôn xem xét mọi thứ cho bản thân và cho nhân viên của họ. Có 3 phương pháp: đối chiếu (so sánh một áp lực trong quá khứ với hiện tại như giữa một căn bệnh rất nặng với một vụ bán hàng thất bại), chất vấn (hỏi bản thân “Việc này có nghĩa gì trong 3 năm tới?” và “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” và “Làm thế nào để mình vượt qua được nó?”) và lật ngược tình thế (nhìn vào thách thức của bản thân từ một góc độ mới: “Có cơ hội gì trong tình huống này mà mình chưa nhìn thấy?” hay thậm chí “Tình huống này có gì buồn cười nhỉ?”).

Thay đổi góc nhìn, thay đổi kết quả.

 

 

Ngưng suy ngẫm

Bước cuối cùng thường là bước khó khăn nhất. Nếu dễ dàng từ bỏ thì ai cũng có thể làm được ngay rồi. Áp dụng ngay cho mình 3 phương pháp sau: 

Phương pháp thứ nhất là chấp nhận: Thừa nhận rằng dù bạn có thích tình huống này hay không, bản chất của nó sẽ không thay đổi.

Thứ hai là rút ra bài học: Bộ não của bạn sẽ xem xét các sự kiện cho đến khi bạn nhận ra được điều gì đó từ chúng, vì vậy hãy hỏi bản thân: “Tôi đã học được gì từ trải nghiệm này?”. 

Cuối cùng là hành động: Đôi khi giải pháp thực sự không phải là để thư giãn mà để làm gì đó về tình trạng của bạn. Hỏi bản thân rằng: “Bây giờ mình cần phải làm gì?”.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers