adsads
Lượt Xem 2 K

KPI là gì?

KPI là từ viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator, đề cập đến các chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên nói riêng và toàn bộ công ty nói chung. KPI là khái niệm mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ một công ty nào. Vì thông qua KPI, nhân viên có thể xác định được những mục tiêu cụ thể đã được đặt ra bởi cấp trên, để từ đó tìm kiếm phương hướng làm việc nhằm đạt được mục tiêu đó. Đồng thời, công ty hoặc cấp trên cũng có thể dựa trên KPI và khả năng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra để đánh giá năng lực cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên

>>> Xem thêm: KPI là gì? 6 bước xây dựng KPI hiệu quả, lưu ý khi triển khai

Không đạt KPI hoàn toàn do lỗi bản thân?

Nhiều người thường dễ sa vào trạng thái bất an, chán chường khi không thể đạt KPI. Thông thường, khi một nhân viên không đạt KPI, các công ty đều sẽ cho nhân viên thêm cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc. Chỉ khi qua nhiều tháng liên tiếp không đạt KPI, công ty và cấp trên mới chuyển hướng sang việc giảm bậc lương hoặc thậm chí là cho thôi việc.

Free photo kpi key performance indicator with idea lamp target

Việc không đạt KPI cũng không hoàn toàn là do lỗi của chính bản thân bạn trong trường hợp bạn đã cố gắng rất nhiều, mà còn phụ thuộc vào một số các yếu tố tác động bên ngoài. Ví dụ như nền kinh tế, chính sách hoặc phương pháp hoạt động của công ty, và vô vàn các biến động không lường trước được. Đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay khi kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tự xem xét lại về việc không đạt KPI với những câu hỏi sau: Liệu bạn đã thực sự cống hiến hết mình trong công việc chưa? Phương thức làm việc hiện tại của bạn có phù hợp với KPI được đặt ra không? Bạn đã rút ra được bài học gì trong quãng thời gian làm việc vừa qua?

Cách đối mặt với việc không đạt KPI

Không đạt KPI là tình trạng phổ biến với kha khá người đi làm hiện nay. Đứng trước tình huống không hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, bạn không nên chùn bước hay nản chí. Thay vào đó, bạn cần có kế hoạch cụ thể trong thời gian tới để nhanh chóng lấy lại phong độ làm việc của mình. Dưới đây là các cách giúp bạn vượt khó khi gặp phải tình trạng không đạt KPI:

Xác định nguyên nhân dẫn đến không đạt KPI

Một khi đã không đạt KPI, điều đầu tiên bạn nên làm không phải là đổ lỗi hoàn toàn cho bản thân. Thay vào đó, bạn cần dành thời gian tìm hiểu và xác định đâu mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt KPI. Nếu như thực sự lỗi là do bản thân, bạn cần chấn chỉnh lại cách làm việc của mình để cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, nếu không phải do mình, bạn có thể trình bày với sếp và công ty về những nguyên nhân khách quan bên ngoài để cùng tìm ra hướng giải quyết.

Xem thêm: Những nguyên tắc vàng để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Free photo graphic concept with items flat lay

Lên kế hoạch cho công việc

Khi đã xác định được nguyên nhân của việc không đạt KPI, bạn cần có một bản kế hoạch kỹ lưỡng cho công việc trong thời gian tới. Đặc biệt là bạn có thể thử chia nhỏ các đầu việc hoặc các mục tiêu ra, thông qua đó sẽ giúp cho bạn thực hiện công việc dễ dàng hơn, không bị dồn quá nhiều. Đồng thời bạn cũng cần theo dõi tiến độ công việc thường xuyên để kịp thời phát hiện những phương pháp thiếu hiệu quả, cũng như tiếp tục phát huy những điểm mạnh, điểm sáng.

Tập trung hết mình cho công việc

Khi đã có bản kế hoạch cho công việc, điều quan trọng khác mà bạn cũng cần quan tâm chính là sự cống hiến của mình. Không nên ỷ y hoặc chủ quan vào công ty, sếp hay đồng nghiệp, thay vào đó, sự tập trung của bạn chắc chắn sẽ giúp hiệu suất công việc của bạn được thúc đẩy cực kỳ lớn. 

@vietnamworks_official

Người trẻ nên ưu tiên tìm sếp tốt hay công ty tốt?

♬ nhạc nền – VietnamWorks – VietnamWorks

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ sếp và đồng nghiệp

Việc không đạt KPI chính là tình trạng mà đa số ai đi làm cũng từng gặp phải. Do đó, bạn không hề cô đơn trên “mặt trận” này. Vì thế, khi không đạt KPI bạn hãy thử tìm kiếm sự hỗ trợ từ sếp và đồng nghiệp. Hãy học hỏi và lắng nghe những lời khuyên, bí quyết cũng như cách giải quyết khi đứng trước áp lực của deadline và KPI.

Lời kết

Không đạt KPI chưa chắc là dấu hiệu của việc bạn có năng lực yếu kém. Có thể có rất nhiều nguyên nhân khác từ bên ngoài dẫn đến việc không đạt KPI. Trước mỗi tình huống như thế, bạn cần nhìn nhận lại bản thân cũng như công việc của mình để thấu hiểu nguyên nhân chính và trực tiếp nhất. Chúc bạn luôn phát triển và hoàn thành tốt các mục tiêu công việc của mình. Theo dõi VietnamWorks để đón đọc các bài viết hữu ích khác trong thời gian tới nhé!

Xem thêm: 10 cách từ chối khéo khi bị nhờ vả mà không gây khó chịu

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm,...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers