adsads
7 feature scaled
Lượt Xem 340

1. Vai trò của quản lý nhân sự 

Để quản lý và phân phối công việc cho những nhân sự trong doanh nghiệp sẽ cần đến những người quản lý (được gọi tắt là HRM). Ở vị trí này, họ sẽ tham gia vào các hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty. Là người có đủ kỹ năng và kiến thức để nhận biết được năng lực của từng nhân viên và phân phối nguồn lực phù hợp cho cả tổ chức.

Nhiệm vụ chính của bộ phận quản lý nhân sự (quản trị con người) chính là phụ trách các công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Tùy vào quy mô của tổ chức mà cấu trúc nhân sự có thể được phân thành các phòng ban khác nhau. Các hoạt động giao lưu, kết nối con người trong tổ chức đều được họ đảm nhiệm nhằm tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh cho công ty. 

Có thể nói, vai trò của quản lý nhân sự không chỉ là gắn kết các nhân sự trong công ty, mà còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Một người quản lý giỏi, họ sẽ nhận ra được những viên nào phù hợp với doanh nghiệp bằng chính con mắt nhìn người của họ. Vì thế, kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự là điều mà mỗi nhà quản lý trong doanh nghiệp cần trau dồi mỗi ngày.

2. Công tác quản lý và phát triển nhân sự

Nhân sự được xem là nghề liên quan trực tiếp đến con người trong tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, công tác phát triển nhân sự sẽ bao gồm các hoạt động học tập, đào tạo được tổ chức bởi doanh nghiệp cung cấp. Tùy vào nhu cầu nhân sự và năng lực của ứng viên mà quá trình đào tạo có thể kéo dài từ 2-3 tháng, thậm chí từ 6 tháng – 1 năm. Quá trình này sẽ giúp ứng viên nâng cao được tay nghề và rèn luyện được những kỹ năng cơ bản nhất để phù hợp với vị trí sẽ được nhận. 

Bạn có thể hình dung thông qua trường hợp, một sinh viên vừa ra trường xin vào làm tại một doanh nghiệp cho vị trí kế toán viên. Thì chắc chắn bạn sinh viên này sẽ được đào tạo và hướng dẫn những kỹ năng kế toán cơ bản nhất. Sau khi trải qua thời gian thử việc, người quản lý sẽ đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự sao cho phù hợp với vị trí ấy. 

Có nhận định cho rằng: “con người chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp”. Việc xây dựng được sự hòa hợp trong công việc và môi trường văn hóa giữa các nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp đó vận hành đúng cách và đạt hiệu quả cao. Một số lợi ích từ công tác quản lý và phát triển nhận sự như:

  • Đảm bảo cho sự phát triển chung của doanh nghiệp
  • Tối đa hiệu quả lao động
  • Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển khả năng
  • Giảm phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức

Điều quan trọng chúng ta nên nhớ là việc phát triển và đào tạo nhân lực không chỉ dành riêng cho nhân viên mới. Mà tất cả nhân viên của công ty (bao gồm cả lãnh đạo) đều phải học hỏi thêm những kiến thức về quản trị con người. 

3. Rèn luyện kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp

Tất cả các kỹ năng nhân sự trong quản trị học đều hướng đến mục đích phát triển nguồn lực con người cho tổ chức. Vậy kỹ năng nhân sự của nhà quản trị là gì

3.1 Kỹ năng chuyên môn

Bất cứ một ngành nghề nào thì kỹ năng chuyên môn luôn là yêu cầu bắt buộc nếu muốn tồn tại và phát triển. Với ngành quản trị nhân sự chuyên môn cần có là kỹ năng quản trị, hoạch định chính sách về nhân sự, dự báo nhu cầu nhân lực, cùng với kỹ năng nắm bắt tâm lý,… 

3.2 Kỹ năng quản lý nhân sự

Với những tổ chức có số lượng nhân sự đông thì đòi hỏi người quản lý cần phải có chiến lược cũng như kế hoạch phân bổ nhân sự. Để làm được điều này, kỹ năng nhân sự của nhà quản trị là thứ cần được chú trọng và trau dồi nhiều hơn. Từ đó giúp ta thấy được rằng, bộ phận quản trị nhân sự vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất cứ mọi tổ chức, doanh nghiệp.

3.3 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Với những người dẫn thân vào nghề nhân sự, hầu hết thời gian của bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người. Vì vậy có khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén, và biết cách đàm phán sẽ là một lợi thế lớn. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết được tâm lý và những mong muốn của nhân viên. Hơn nữa khả năng đàm phán sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm những ứng viên tài năng đến làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.

3.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Làm nhân sự chắc chắn phải rèn luyện cho bản thân có một cái đầu lạnh, bởi trong quá trình làm việc chắc chắn bạn sẽ phải giải quyết những vấn đề, mâu thuẫn giữa nhân viên và tổ chức. Nếu bạn chọn giải pháp sai thì đồng nghĩa với việc kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn chưa thực sự ổn, điều này sẽ khiến mọi chuyện dễ rơi vào bế tắc.Trong những trường hợp này, rất cần những biện pháp có thể làm hài lòng cả hai bên.

Tóm lại, mục đích cuối cùng của các kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự chính là sử dụng tối đa nguồn lực hiện có. Giúp họ nắm vững các kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp của mình và thực hiện đúng các chức năng đó.

Tham khảo nhu cầu thị trường các vị trí công việc trong đa dạng lĩnh vực dưới đây:

>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ: Công cụ đắt giá cho sự thành công

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers