adsads
New Project 31
Lượt Xem 2 K

Trong một bài phỏng vấn vị CEO của Vietnamwork trên Vietsucess có nhắc tới 3 lý do chính dẫn đến quyết định nghỉ việc của một nhân viên đó là 1) người sếp, 2) con đường sự nghiệp và 3) môi trường làm việc. Trong khi nguyên nhân thứ 2 có thể xuất phát từ cá nhân mỗi người thì người sếp và môi trường làm việc là yếu tố bên ngoài. Nếu môi trường làm việc độc hại người lao động có thể dễ dàng ra quyết định nghỉ việc hơn. 

Trong đó làn sóng nghỉ việc sau đại dịch cũng được thúc đẩy các yếu tố môi trường làm việc. Nhân viên giờ đây không chỉ quan tâm riêng tới lương và những phúc lợi nữa mà quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe tinh thần, hạnh phúc trong công việc. Đã qua cái thời nhân viên Gen Z “cống hiến” cho công ty. Nếu môi trường không lành mạnh, không đáp ứng được nhu cầu phát triển bản thân và mục tiêu tài chính họ sẽ rất dễ nhảy việc. Và Gen Z nhảy việc nhiều hơn, nhanh hơn so với các thế hệ trước. 

Để định vị bắt nạt công sở đôi khi có thể nhìn thấy dễ dàng bằng những dấu hiệu rõ ràng. H, một trong những nhân viên trẻ của công ty mới gia nhập không lâu vì thiếu kinh nghiệm làm việc nên thường bị “mắng”, “ăn chửi” và ép việc. Nhiều khi cô còn bị ép những công việc một cách vô lý “không ai làm, nên em lại làm”.  

Nhưng bắt nạt công sở cũng có thể khó phát hiện hơn, âm thầm hơn bạn tưởng. Như câu chuyện gần đây của nhà văn Khải Đơn có nhắc tới một người sếp cũ cách đây 7 năm từng “đì” cô và chèn ép cô trong công việc. Thực chất đây là tình trạng xảy đến với nhiều người, mà vì nhiều lý do họ chọn cách im lặng và lặng lẽ rời khỏi người sếp độc hại đó mà không kể với người khác. 

Theo WBI, bắt nạt công sở được lặp đi lặp lại và là những hành động gây hấn ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân viên và có thể được thực hiện dưới hình thức “lạm dụng bằng lời nói”, hoặc các hành vi được cho là đe dọa, làm nhục người khác hay hành động phá hoại công việc hoặc là sự kết hợp của cả hai

Kẻ bắt nạt có thể là sếp, cũng có thể là những người đồng nghiệp “nhiều mặt”. Câu chuyện công sở chưa bao giờ dễ dàng. Định vị tình huống bắt nạt trong công sở có thể thấy được ở việc ai đó: 

  • “Vạch lá tìm sâu”, chuyên gây khó dễ một cách không cần thiết 
  • Thường xuyên “kiểm tra” kèm đó là “khủng bố” bằng cách hỏi han liên tục xem bạn đang làm việc gì, đang đi đâu… 
  • Ép việc, giao việc “vô nghĩa”, ngoài chuyên môn, việc lặt vặt hoặc gây khó cho bạn 
  • Những lời nói và hành động độc hại – gồm “nói đểu”, đồn thổi vô căn cứ, hạ thấp đối phương,… hay soi mói, xâm phạm riêng tư, đổ lỗi, phá hoại, tranh công… và rất nhiều hành động tiêu cực khác. 

Bắt nạt có thể đến từ văn hoá độc hại của công ty và thường là xuất phát từ người đứng đầu

  • Ép việc không có trong hợp đồng quá thường xuyên
  • Gây khó, giao việc khó đạt được KPI
  • Không công nhận dù người đó đã làm việc rất nỗ lực (bằng cả tài chính lẫn công nhận từ tấm lòng)
  • Phủ nhận việc tăng lương thăng chức cho người xứng đáng… 
  • Văn hoá đổ lỗi
  • Văn hoá tổ chức kiểu truyền thống độc đoán 

Trong thời đại công nghệ, hiện đại và việc làm việc từ xa (remote) trở nên phổ biến hơn thì tình trạng “bắt nạt” từ xa cũng trở thành một xu hướng. Bắt nạt từ xa có thể được thực hiện qua email, những tin nhắn, điện thoại hay thư từ… Nếu bạn thường xuyên bị làm phiền, ép làm việc vào buổi tối hay phải tiếp nhận các cuộc gọi ngoài giờ làm việc đó cũng có thể là một dấu hiệu bạn đang bị “bắt nạt” từ xa. Chính việc không thường xuyên nhìn thấy mặt nhau cũng có thể khiến tình trạng này trở nên “khó lường” hơn.

Bạn có thấy mình đâu đó đang phải trải qua những việc trên? Hay đang vô tình làm điều đó với người khác? Nếu đúng là như vậy thì có lẽ đã đến lúc bạn cần thay đổi tình trạng bởi bắt nạt công sở không tốt cho chất lượng cuộc sống của bạn. 

Ảnh: NY Times

Bắt nạt công sở có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của bạn 

Môi trường độc hại có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào? Hậu quả là về cơ thể, về tâm lý của người bị bắt nạt đều bị tổn hại. Đó chưa kể là những thiệt hại về mặt kinh tế. 

Một môi trường không an toàn và khiến cho những người sống trong đó cảm thấy bị “đe dọa” sẽ tạo ra những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài và không có dấu hiệu chuyển biến. 

Cuộc sống của những người bị bắt nạt có thể trở nên rất đau khổ. Họ có thể mất hết cả niềm tin vào bản thân khi bị người khác hạ thấp, sỉ nhục hay không công nhận. Cũng có người dễ stress, mắc trầm cảm hoặc thấy khó có thể có động lực để làm việc. 

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần mà còn trực tiếp giảm năng suất làm việc của người lao động. Bạn sẽ chẳng thể làm việc hiệu quả nếu luôn phải “căng não” để đối phó với những “drama công sở” hay với việc bị bắt nạt. Bạn cũng chẳng thể có thời gian để làm việc chuyên môn, công việc “bạn làm giỏi” nếu như bạn vẫn thường xuyên bị ép làm việc vặt hay việc “của người khác”. 

Ảnh: NY Times

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải một trong những dấu hiệu độc hại kể trên. Có lẽ tốt nhất bạn nên tìm cách tránh xa nó hoặc là tìm ra cách để giải quyết tình trạng đó. Bạn có thể thông báo vấn đề với người quản lý trực tiếp, bộ phận công đoàn hoặc nhân sự. Tuy nhiên, một chính sách chống nạn bắt nạt hoặc tốt hơn cả là văn hoá công ty lành mạnh sẽ giúp chặt đứt gốc rễ và loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”. 

Xem thêm: Đối phó với đồng nghiệp thích thao túng tâm lý

— HR Insider / Theo L’Officiel —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc văn phòng.

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê bình một cách tích cực.

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc văn phòng.

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê bình một cách tích cực.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers