adsads
Shutterstock 1994876867 1
Lượt Xem 7 K

Mỗi công việc đều có những yêu cầu, đòi hỏi riêng khiến chúng ta phải sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để hoàn thiện nó. Hoàn thành công việc đã khó nhưng làm sao để vượt mức mong đợi và hài lòng của những sếp yêu cầu quá cao lại trở trở thành một vấn đề khó hơn.

Cấp trên yêu cầu quá cao là một trong những nguyên nhân khiến những ngày tại văn phòng của bạn trở nên căng thẳng và áp lực. Mong muốn kiểm soát công việc hay nỗi sợ mang tên “tình hình công việc” đã khiến sếp bạn trở nên muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo và hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Và vô hình chung, bạn trở thành đối tượng để đạt được mục tiêu của sếp bạn. Vậy bạn nên làm gì trong những trường hợp như thế? Cùng xem chia sẻ của VietnamWorks nhé:

Tìm hiểu lý do từ sếp

Nguyên nhân cho những công việc yêu cầu deadline rất gần này là gì? Có nhất thiết phải yêu cầu cao như thế không? Bắt nguồn mọi thứ có thể từ ý muốn cá nhân hoặc mong muốn đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Bạn nên biết để có thể giúp bản thân mình tiếp cận vấn đề một cách chính xác nhất và đáp ứng nhu cầu của cấp trên hiệu quả hơn.

Chăm chú lắng nghe và thực hiện

Để tránh mất thời gian vì phải sửa đi sửa lại những lỗi nhỏ, bạn nên lắng nghe thật kỹ những ý tưởng, chỉ dẫn của sếp. Nếu bạn không hiểu rõ bất kỳ điều gì thì mạnh dạn hỏi lại một lần nữa. Và lưu ý rằng, sau mỗi buổi họp hoặc cuộc trò chuyện với sếp, bạn nên tập thói quen tổng kết lại những nhiệm vụ được giao dù sếp bạn có yêu cầu cao hay không. Biết đâu nhờ như thế, cấp trên có thể thấy được những yêu cầu vô lý của mình thì sao?

Bản thân tôi, người viết bài này, cũng đã từng vướng vào trường hợp như thế. Tôi cứ hỏi đi hỏi lại nhiều lần trong một công việc với sếp mình dù trước đó chị ấy đã chỉ dẫn rất rõ ràng với tôi. Một phút lơ đễnh tôi lại để mất những lời dặn của chị khiến mình bị quở trách. Lần đó vừa mất thời gian, trễ deadline vừa làm sếp tôi bực.

Lạc quan

Tinh thần lạc quan chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những trường hợp như thế này. Vì đây có thể là cơ hội cho bạn rèn luyện bản thân trước những yêu cầu khá hà khắc của sếp bây giờ cũng như khách hàng hay những mối quan hệ sau này trong cuộc sống. Và dần dần, bạn sẽ hoàn thiện mình với kỹ năng làm việc dưới áp lực cao, khả năng quản lý thời gian hiệu quả hoặc cẩn thận đến từng chi tiết, … Hãy nghĩ như thế và bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn rất nhiều tại công sở đấy!

Gặp khó khăn – đưa ra giải pháp

Hãy thể hiện rằng bạn là người có thể giải quyết khó khăn chứ không phải là người chỉ đơn thuần đưa ra vấn đề. Nếu bạn hoàn thành không kịp deadline hoặc gặp trở ngại gì trong quá trình làm việc, mạnh dạn báo cáo sếp nhưng cũng nên “đính kèm” giải pháp trong những trường hợp như thế này nhé. Có thể những giải pháp đó không thể áp dụng nhưng sếp sẽ rất trân trọng nếu bạn nỗ lực đưa ra hướng giải quyết.

Xem thêm: Bí quyết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả

– HR Insider/VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi...

Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers