adsads
7 1200x900 T
Lượt Xem 19 K

Người xưa thường nói “chọn bạn mà chơi”. Câu nói ấy đến ngày nay vẫn áp dụng vô cùng đúng đắn. Ở môi trường công sở bon chen và phức tạp, “chọn đồng nghiệp mà làm” cũng là cả một nghệ thuật ứng xử khéo léo mà bạn không nên bỏ qua.

Nếu không muốn tai bay vạ gió bất ngờ, hãy cảnh giác ngay với những kiểu đồng nghiệp sau:

 

1. Ngồi lê đôi mách

Họ chính là tổng đài 108 của công ty. Bất kỳ chuyện nhỏ to gì của mọi đối tượng trong văn phòng đều được họ khai thác và lan truyền một cách nhanh chóng. Bạn sẽ phải bất đắc dĩ lắng nghe hội bà tám buôn dưa lê liên tục về những đồng nghiệp khác trong công ty. Dù muốn hay không, một khi bạn đã gia nhập nhóm “chị em gái” này, vô tình bạn sẽ phải hứng chịu những ánh mắt đánh giá là một “kẻ nhiều chuyện” không kém, mặc dù bạn không thật sự như thế. Không chỉ thế, việc nắm giữ quá nhiều thông tin chưa được xác thật cũng là một mối hiểm họa ngầm. Nếu điều này vô tình ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của một ai đó, hoặc tệ hơn là của cả công ty, liệu bạn có chắc rằng bạn sẽ không nằm trong danh sách thủ phạm bị tình nghi đầu tiên?

 

2. Ăn không nói có

Một trong những kiểu đồng nghiệp nguy hiểm ở môi trường công sở đó chính là kiểu người ăn không nói có. Họ rất thích vu oan hoặc đặt điều cho người khác, cho dù họ không thật sự nắm giữ bằng chứng thuyết phục. Có thể bạn chỉ vô tình tâm sự với họ một vấn đề nhỏ bạn đang trăn trở nhưng qua “chiếc loa phóng thanh” của người này, câu chuyện bỗng chốc trở nên được thổi phồng to tát và bạn chính là nhân vật trung tâm. Hãy cảnh giác với kiểu người như thế vì họ luôn sẵn sàng “đâm sau lưng” bạn bất kỳ lúc nào để giành lợi ích về mình.

 

3. Cạnh tranh hơn thua

Đây là kiểu đồng nghiệp tương đối điển hình ở chốn công sở. Thay vì tập trung phát triển sự nghiệp cá nhân của mình, họ thường chỉ muốn quan tâm đến sự thăng tiến của những đối tượng khác để tìm mọi cách dìm đối thủ của mình xuống đáy. Họ thường thể hiện ra mặt sự khó chịu hoặc ganh đua với đồng nghiệp khác nếu như thành tích của đồng nghiệp ấy vượt trội hơn họ, hoặc được sếp khen thưởng thay vì dành lời khen cho họ. Những kiểu người nhỏ nhen như thế thường thích tìm đồng minh để ủng hộ lập trường của mình. Và nghệ thuật ứng xử cho những kiểu đồng nghiệp này chính là càng cẩn thận càng tốt, vì nếu một ngày bạn bỗng chốc vượt mặt họ, tình cảm đồng nghiệp bấy lâu sẽ nhanh chóng trở mặt thành thù.

 

4. Nhờ vả này nọ

Trong công việc, các đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau là chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, nếu có một số đồng nghiệp liên tục ỷ lại vào việc này để nhờ vả hay thậm chí sai vặt các đồng nghiệp thân cận với họ lại là chuyện khác. Hãy nhớ rằng bạn đến công ty để làm việc và gặt hái những thành cho chính mình, đừng để bất kỳ ai ảnh hưởng hoặc làm chậm trễ quá trình phát triển của bạn. Khi buộc phải thành trợ lí bất đắc dĩ của những đồng nghiệp xấu tính như thế này, bạn có thể trực tiếp thẳng thừng nói không để tránh tạo ra tiền lệ cho những lần sau.

 

5. Than vãn mỗi ngày

Bạn luôn dồi dào năng lượng tích cực và sẵn sàng chào đón ngày làm việc bằng một tinh thần sảng khoái nhất. Nhưng xui xẻo thay khi đồng nghiệp thân thiết với bạn lại tỏ ra tiêu cực và bi quan về mọi chuyện. Dù muốn hay không, bạn vẫn trở thành nạn nhân lắng nghe họ liên tục than vãn và trách móc suốt 9 tiếng đồng hồ làm việc. Dần dần, bạn sẽ bị tiêm nhiễm vào tâm trí những suy nghĩ tiêu cực về công việc hoặc thậm chí tương lai sự nghiệp của mình, bạn sẽ mất đi năng lượng để động viên bản thân không ngừng cố gắng mỗi ngày.

Nếu bản thân bạn đang trót vô tình sa chân kết thân với những đồng nghiệp trên, hãy đặt ra những giới hạn trong mối quan hệ giữa bạn với họ ngay từ bây giờ. Bạn có thể từ chối nếu được họ rủ rê tham gia tám chuyện về ai đó, hay nói không khi họ nhờ giúp đỡ liên tục. Bạn nên chú ý tỏ rõ sự thẳng thắn và lập trường của bản thân để đồng nghiệp thấy rằng, bạn không dễ bị lôi kéo và hùa theo những kế hoạch xấu tính họ đặt ra. Nếu cần thiết, bạn cũng cần đưa ra những lời khuyên, gợi ý giúp các đồng nghiệp thay đổi tính cách của mình. Hãy nhắc rằng lời nói của bạn chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định vẫn là ở người làm. Nếu sau đó họ vẫn khăng khăng rằng do bạn đã hướng dẫn sai lầm hoặc khiến họ gánh hậu quả không tốt đẹp, bạn chỉ cần lặp lại lời bạn đã nhắc trước đó và không cần thiết phải thể hiện quá căng thẳng hay giận dữ tranh cãi làm gì.

>>> Xem thêm: 10 hành động kém duyên chốn công sở mà bạn tuyệt đối không nên thực hiện

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều người cảm thấy mất đi động lực làm việc. Động...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm 1 tháng mà đi trễ đến gần 20 ngày thì...

Bài Viết Liên Quan

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers