• .
adsads
Untitled design 140
Lượt Xem 1 K

Việt Nam hiện nay có rất nhiều các Nghị định về tiền lương quy định về mức lương của người lao động cũng như cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số điểm nổi bật, đang quan tâm trong các Nghị định 141, Nghị định 49 và Nghị định 204 về tiền lương.

 

1. Nghị định 141/2017/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng

Nghị định 141 năm 2019 có điểm thay đổi đáng chú ý nhất trong các Nghị định về tiền lương. Đó là việc tăng lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/07/2019.

Đối tượng áp dụng:

  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
  • Doanh nghiệp, thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo HĐLĐ.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo HĐLĐ.

Mức lương tối thiểu vùng thay đổi áp dụng từ 1/7/2019:

  • 4.180.000 đồng/tháng: Áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
  • 3.710.000 đồng/tháng: Áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
  • 3.250.000 đồng/tháng: Áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
  • 2.920.000 đồng/tháng: Áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

 

2. Nghị định 49/2013/NĐ-CP về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động:

  1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
  2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
  3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh.
  4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
  5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
  6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. 

 

3. Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ lương cho cán bộ, công viên chức và lực lượng vũ trang

Nghị định về tiền lương 204 đã quy định rõ về mức lương, hệ thống bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức.

Các bảng lương:

  1. a) Quy định 7 bảng lương sau:

Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.

Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).

Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.

Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

  1. b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tuỳ theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7).
  2. c) Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu áp dụng thang lương, bảng lương quy định trong các công ty nhà nước.
  3. Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
  4. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Trên đây là một số điểm đáng chú ý của các Nghị định về tiền lương mà người lao động cần nắm rõ. Đừng bỏ quên những kiến thức về pháp luật về lương nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng vai trò quan trọng. Một trong những phương pháp hiệu...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của quốc gia....

Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers