adsads
Untitled design 14
Lượt Xem 2 K

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, những tài năng xuất chúng trên ghế nhà trường sẽ nắm giữ chức vụ cao ngay khi tốt nghiệp, lộ trình thăng tiến cũng nhanh gấp 10 lần những sinh viên khác. Tuy nhiên các số liệu ghi nhận được lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại.

Elena Lytkina Botelho – tác giả cuốn sách CEO Next Door – tờ báo New York Times và quyển sách bán chạy Wall Street Journal; Kim Rosenkoetter Powell – Từng nắm vai trò đánh giá quản lý cho hơn 500 công ty và doanh nghiệp lớn nhỏ và Nicole Wong – Luật sự, chuyên trong mảng truyền thông và luật sở hữu trí tuệ đã tiến hành 1 nghiên cứu kéo dài 10 năm. Sau khi phân tích những số liệu được thu thập, họ đã phát hiện những CEO trẻ không đạt đến đỉnh cao sự nghiệp nhờ vào thành tích học tập xuất sắc hay mối quan hệ, họ làm được điều đó vì đã dám đưa ra những quyết định táo bạo, mạo hiểm. Các yếu tố đó thường được chia làm 3 loại phổ biến. Trên thực tế, 97% những CEO kể trên đã từng trải qua ít nhất một trong những yếu tố đó, và có đến 50% từng chấp nhận rủi ro ít nhất 2 lần (đặc biệt là chỉ có 24% trong số đó sở hữu thành tích học tập tốt hay đến từ trường đại học danh tiếng).

Những nhà lãnh đạo thường có chung những đặc điểm sau đây: sự quyết đoán, luôn bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh.

Sự quyết đoán là yếu tố tiên quyết đầu tiên

Hơn một phần ba những CEO đều rất liều lĩnh. Trong những năm đầu của sự nghiệp, họ sẵn sàng bỏ qua mọi cảnh báo về rủi ro và luôn chấp nhận những thử thách mới cho dù công việc đó họ chưa từng làm qua trước đây.

trở thành CEO

Lấy Jerry là một ví dụ. Ở tuổi 24, ông gia nhập một công ty trị giá 200 triệu đô với chức vụ kế toán. Chỉ 8 tháng sau, Ông đã được đề nghị chức vụ giám đốc tài chính – chức vụ cao hơn cả người từng thuê ông 8 tháng trước. Cho dù vẫn còn rất trẻ và cần phải học hỏi nhiều, chính tinh thần sẵn sàng đương đầu với khó khăn thách thức đã giúp ông có được chức vụ đó. 9 năm sau, ông ấy đã ngồi chễm chệ trên chiếc ghế giám đốc điều hành.

Tuy nhiên cơ hội này không phải ai cũng có. Điều quan trọng là chúng ta phải tự tạo nên giá trị riêng của bản thân cho dù hoàn cảnh như thế nào. Hãy gợi ý với sếp về việc giao thêm công việc, luôn chủ động giải quyết những vấn đề phức tạp. Đặc biệt trên hết là hãy học đón nhận những cơ hội mình có được – dù bạn có sẵn sàng hay chưa.

Đừng từ chối những việc nhỏ nhặt

Không có bất kì vị CEO nào đạt đến vị trí của họ chỉ trong một ngày. 60% trong số đó đã từng giữ những chức vụ rất thấp trong công ty, đôi lúc họ cần phải chuyển sang một công ty với quy mô nhỏ hơn để có thể học hỏi, xây dựng và trải nghiệm thực tế nhiều vị trí công việc khác nhau. Chính nhờ điều đó, họ đã học hỏi và tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm ở nhiều vị trí.

Ví dụ sau là một thực tế điển hình cho khẳng định trên. Ở tuổi 30, “James” được thuê làm nhân viên phát triển kinh doanh tại một công ty truyền thông tỉ đô. Dù vậy, sau đó ông lại được tuyển vào một doanh nghiệp mới và giúp họ phát triển. Điều đó đối với mọi người giống như một bước thụt lùi khi ông bắt đầu lại với một doanh nghiệp trắng, chưa hề có một đồng doanh thu. Tuy nhiên sự xuất hiện của ông đã giúp công ty lớn mạnh, với giá trị doanh nghiệp 250 triệu đô. 30 năm sau, James là một CEO của một công ty giáo dục trị giá 1.5 tỉ đô. Ông kể lại rằng: “việc xây dựng công ty từ con số 0 giúp ông có được những kiến thức về quản lý và tài chính quý giá, bên cạnh một tầm nhìn chiếc lược – những điều kiện tiên quyết để trở thành một CEO.

Khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh

Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng một trong những cách hiệu quả để chứng minh khả năng của bản thân đó là kế thừa một đống hỗn độn. Nó có thể là một doanh nghiệp đang đi xuống, một dòng sản phẩm thất bại trên thị trường, hay kể cả phá sản. thực tế nghiên cứu cho thấy 30% các CEO đã từng dẫn dắt đội ngũ của mình vượt qua khó khăn

Những lúc khó khăn này là lúc bạn có cơ hội thể hiện khả năng lãnh đạo của mình rõ ràng nhất. Khi đối diện với khủng hoảng, các CEO tương lai sẽ cần phải thể hiện kĩ năng giải quyết tình huống, đưa ra những quyết định trong tức thì, chấp nhận rủi ro, và kiên trì trong nghịch cảnh khó khăn nhất.

Sẽ chẳng có một cách thức cụ thể nào để có thể đặt bạn ngồi lên chiếc ghế giám đốc điều hành, tuy nhiên những ai có khao khát một vị trí lãnh đạo đều có thể xem xét áp dụng các cách đã nêu trên. Theo một số liệu thống kê của Korn Ferry, phụ nữ thường tốn 30% thời gian lâu hơn nam để có được vị trí giám đốc điều hành.

Phát triển sự nghiệp bản thân chẳng cần một bằng cấp danh giá hay khả năng thiên bẩm, nhưng nó đòi hỏi bạn phải có những quyết định khác người. Để đạt được vị trí thứ nhất, bạn phải chứng tỏ được bạn làm những việc mà người thứ 2 chưa làm.

HR Insider/Theo Havard Business Review-

adsads
Bài Viết Liên Quan

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững chắc về kiểm thử phần mềm, kỹ năng lập trình...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo lường sự biến động của mức giá hàng hóa và...

Khám phá 17 phần mềm marketing facebook đỉnh cao miễn phí

Phần mềm marketing Facebook là công cụ hỗ trợ việc quảng bá và quản lý chiến lược tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội...

Nắm rõ Cash flow, kỹ thuật dữ báo dòng tiền và cách quản lý hiệu quả

Cash flow là một thuật ngữ mô tả lượng tiền thực tế mà doanh nghiệp hoặc tổ chức nhận được và chi ra trong một...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Bài Viết Liên Quan

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo...

Khám phá 17 phần mềm marketing facebook đỉnh cao miễn phí

Phần mềm marketing Facebook là công cụ hỗ trợ việc quảng bá và quản lý...

Nắm rõ Cash flow, kỹ thuật dữ báo dòng tiền và cách quản lý hiệu quả

Cash flow là một thuật ngữ mô tả lượng tiền thực tế mà doanh nghiệp...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers