adsads
Lượt Xem 2 K

Bài viết sau đây sẽ là chia sẻ từ một số người làm văn phòng mà VietnamWorks đã phỏng vấn. Từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những khó khăn khi lần đầu bước lên vai tròn quản lý.

Lo lắng và áp lực

Bất kỳ ai bước vào vai trò quản lý, đều có thể cảm thấy lo lắng về việc thể hiện bản thân và đạt được thành công trong vai trò mới. Có một loạt các câu hỏi đặt ra trong tâm trí của họ: Liệu mình có đủ khả năng và kỹ năng để hiệu quả quản lý nhóm công việc? Làm thế nào để đáp ứng được các kỳ vọng và yêu cầu mới từ cấp trên và đồng nghiệp?

Anh T. – hiện đang làm Assistant Brand Manager, chia sẻ: “Áp lực để hoàn thành công việc hiệu quả cũng là một nguồn căng thẳng lớn. Người dẫn dắt team phải đối mặt với việc quản lý thời gian, phân chia công việc và đảm bảo rằng mọi người đều hoàn thành tốt công việc. Việc phải đối mặt với những quyết định khó khăn và xử lý các tình huống mâu thuẫn trong nhóm cũng tạo ra áp lực và căng thẳng không nhỏ”.

Sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Với 5 năm kinh nghiệm ở vị trí Project Manager, chị H. cho hay: “Mình đã không thể dành thời gian cho cuộc sống riêng vì quá bận rộn khi mới lên chức. Mình không chỉ chịu trách nhiệm cho thành công của bản thân mình mà còn về thành công của toàn bộ team. Phải đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng thời hạn, đạt được mục tiêu và chất lượng của công việc không bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, mình còn phải giữ gìn và phát triển mối quan hệ với các cấp trên và đồng nghiệp.”

Photo businessman working alone in office

Với mức trách nhiệm cao như vậy, việc quản lý thời gian trở thành một thách thức đối với những người làm quản lý. Họ phải phân chia thời gian một cách thông minh để đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng thời hạn và mọi vấn đề được giải quyết kịp thời. Điều này có thể dẫn đến việc làm việc ngoài giờ, thiếu thời gian cho bản thân, gia đình và cuộc sống cá nhân. Cảm giác mất cân bằng trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái tinh thần.

Áp lực từ việc quản lý nhân viên

Trách nhiệm của quản lý cũng bao gồm việc xây dựng và duy trì mối quan hệ làm việc mạnh mẽ với thành viên trong nhóm. Người quản lý có vai trò tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, người quản lý cần tốn rất nhiều năng lượng để giải quyết vấn đề chung trong khi đảm bảo công bằng giữa các thành viên và không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Chị M., một Content Leader chia sẻ những trải nghiệm của mình khi bước lên vị trí trưởng nhóm: “Là một leader, mình phải xử lý các tình huống khó khăn trong quá trình quản lý các thành viên. Trong đó bao gồm giải quyết xung đột nội bộ, đối phó với thách thức và khó khăn trong công việc, đảm bảo chất lượng nội dung và team vẫn kịp deadlines.”

“Dẫu khó khăn như vậy, nhưng nhiệm vụ này cũng mang cho mình nhiều cơ hội phát triển và học hỏi. Ví dụ như phát triển kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và đức tính kiên nhẫn.” – M. chia sẻ thêm.  

Những thay đổi trong mối quan hệ với đồng nghiệp

Khi được thăng chức, người đi làm thường phải đi qua quá trình thay đổi vai trò từ một đồng nghiệp thành người quản lý. Việc này có thể gây ra sự căng thẳng và khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp, đặc biệt là với những người từng là bạn cùng công việc.

Chị H. chia sẻ: “Việc trở thành người quản lý thường đòi hỏi một cách tiếp cận và tư duy khác so với vai trò trước đó mà mình làm. Người quản lý phải có cái nhìn toàn diện hơn về tổ chức và phải đưa ra quyết định dựa trên lợi ích chung của tổ chức thay vì chỉ quan tâm đến công việc cá nhân. Điều này đôi khi có thể làm cho một số đồng nghiệp cảm thấy không thoải mái.

Vector concept of overloaded working and needs battery recharge flat vector illustration.

Không chỉ vậy, việc đưa ra quyết định và phân công công việc cũng có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ với đồng nghiệp. Vì là quản lý mới nên sẽ có những đồng nghiệp không tin tưởng hoàn toàn vào quyết định của mình, và điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn và căng thẳng trong môi trường làm việc.”

Có thể thấy, những khó khăn và áp lực khi bước lên vị trí quản lý là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thử thách sẽ đi đôi với cơ hội. Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp những bạn mới chập chững bước vào vị trí quản lý nhận định được khó khăn mà mình đang trải qua. Từ đó dẫn dắt bản thân tìm cách vượt qua thử thách để trở thành một quản lý thành công.

Xem thêm: Ai tìm thì sẽ thấy – Câu chuyện về hành trình tìm kiếm giá trị phù hợp với bản thân

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

So sánh chốn công sở - Khi nỗ lực đến mấy cũng khó lòng được công nhận

Trong môi trường công sở, việc được công nhận không chỉ là một dấu hiệu của thành công cá nhân mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì động lực và cam kết với công việc. 

Bí quyết giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp là người nước ngoài

Trong môi trường làm việc ngày càng đa dạng, giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp là người nước ngoài là một kỹ năng vô cùng quan trọng.

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Bài Viết Liên Quan

So sánh chốn công sở - Khi nỗ lực đến mấy cũng khó lòng được công nhận

Trong môi trường công sở, việc được công nhận không chỉ là một dấu hiệu của thành công cá nhân mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì động lực và cam kết với công việc. 

Bí quyết giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp là người nước ngoài

Trong môi trường làm việc ngày càng đa dạng, giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp là người nước ngoài là một kỹ năng vô cùng quan trọng.

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers