• .
adsads
Dec 3
Lượt Xem 2 K

Khi đi phỏng vấn, ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua cảm giác bồn chồn, căng thẳng và lo lắng hay thậm chí là bạn không còn đủ sự tự tin để có thể tiếp tục trả lời các câu hỏi mỗi khi mắc lỗi. Tuy nhiên, với sai lầm bạn phạm phải, lời khuyên là bạn hãy cố gắng sửa chữa ngay khi có thể để có thể khiến buổi phỏng vấn trở nên tốt hơn. Dưới đây là những lời khuyên để bạn có thể xử lý các lỗi kinh điển khi tham gia phỏng vấn:

 

Nếu chẳng may bạn đến trễ cuộc phỏng vấn

Đến trễ là điều không ai mong muốn mà thậm chí cả những ai tuân thủ giờ giấc đôi khi cũng bị trễ hẹn và thường chúng ta lại không may trễ giờ trong lúc quan trọng nhất dù đã cố gắng chuẩn bị thật tốt như đi phỏng vấn chẳng hạn. Tuy rằng đến trễ khiến cho ấn tượng đầu của bạn không tốt đối với nhà tuyển dụng nhưng không có nghĩa bạn mất hết cơ hội mà hoàn toàn có thể cải thiện được.

Điều quan trọng là hãy bạn chủ động tìm mọi cách để có thể bù đắp khoảng thời gian bạn đã trễ. Thông thường, các ứng viên sẽ ngại không dám gọi điện vì gặp trục trặc khiến họ đến trễ mà lại im lặng cho đến khi nhà tuyển dụng gọi lại. Nhưng theo chia sẻ từ Chris Myers, CEO và chủ tịch của công ty tuyển dụng và nhân sự Professional Alternatives: “Nếu bạn có thể dự đoán được khoảng thời gian bạn sẽ đến trễ buổi phỏng vấn, hãy cố gắng liên hệ với nhà tuyển dụng để thông báo.”

Khi bạn đến buổi phỏng vấn thì hãy nói về lý do khiến bạn đi trễ và thừa nhận sự thiếu sót của bản thân đối với nhà tuyển dụng và lời khuyên của Sue Andrews, cố vấn HR & kinh doanh KIS Finance cho ứng viên: “Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, hãy viết lời xin lỗi, giải thích lý do bạn đến trễ một lần nữa và thể hiện sự biết ơn của bạn khi công ty đã dành thời gian để đợi bạn vì cách cư xử văn minh là vô cùng quan trọng và điều này phần nào giúp nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn gặp vấn đề chứ không phải là một ứng viên thường xuyên trễ giờ.”

 

Bạn quá lo lắng trong suốt buổi phỏng vấn

Những cách giúp bạn sửa lỗi để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo

Có một vài điều khiến bạn cảm thấy mất bình tĩnh trong khi phỏng vấn hơn bạn từng nghĩ sẽ khiến bạn dễ mắc lỗi hay thậm chí không trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng, không thể bổ sung cho câu trả lời của bạn khi bị phản biện hay thậm chí là thiếu các chi tiết cho câu trả lời bạn đã chuẩn bị từ trước. Để xử lý tình huống này, nhà cố vấn HR và hướng nghiệp Irina Cozma: “Hãy xin phép nhà tuyển dụng cho bạn một chút thời gian để có thể bình tĩnh, bạn có thể nói với họ rằng bạn là người hướng nội và mặc dù đã chuẩn bị và tập luyện kỹ càng, bạn vẫn cần một ít phút để ổn định bản thân, hầu hết nhà tuyển dụng sẽ thông cảm và động viên bạn.”

Những lần sau, bạn hãy tập luyện nhiều hơn bằng cách nhờ một người bạn hay người thân trong gia đình hỏi những câu hỏi phổ biến để bạn trả lời đến khi thực sư ưng ý để tránh lặp lại lỗi sai.

 

Bạn chưa tìm hiểu đầy đủ các thông tin về công ty

Mặc dù buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn và công ty tìm hiểu thêm các thông tin lẫn nhau nhưng không có nghĩa là bạn hời hợt và bỏ qua việc tìm hiểu những thông tin về công ty trước khi phỏng vấn.

Với tình huống này Howard Prager, chủ tịch của Advance Learning Group nói rằng: “Dù cho công ty chắc chắn sẽ nói về hoạt động kinh doanh nhưng họ thường mong chờ bạn tìm hiểu nhiều hơn thế nhất là khi ngày nay, thông tin về công ty rất dễ dàng để tìm thấy bởi vì nếu bạn hoàn toàn “mờ mịt” về công ty, họ sẽ cho rằng bạn thiếu nghiêm túc và nhiệt huyết với buổi phỏng vấn.”

Nếu câu trả lời của bạn quá chung chung vì bạn chưa hiểu kỹ hoặc những câu hỏi bạn chưa có đủ thông tin thì cũng đừng quá lo lắng mà bất cẩn để nhà tuyển dụng biết rằng bạn chưa tìm hiểu đầy đủ mà hãy hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh trả lời những câu hỏi tiếp theo.

Những cách giúp bạn sửa lỗi để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo

Tuy nhiên, sau buổi phỏng vấn, bạn hãy dành thời gian tra cứu thông tin về công ty qua các công cụ hay trang web như Google hoặc LinkedIn về chính công ty và đối thủ cạnh tranh. Hãy nhớ ghi chú lại để chắc chắn bạn không quên. Prager cũng gợi ý bạn trong thư cảm ơn nhà tuyển dụng, hãy cố gắng nhắc lại những lý do bạn thực sự mong muốn được làm việc cho công ty và vị trí công việc bởi vì khi bạn càng đặc biệt, bạn sẽ càng tỏa sáng.

 

Khi bạn không có câu hỏi thắc mắc dành cho nhà tuyển dụng

Thật ra việc nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?” không phải chỉ là vì phép lịch sự mà là phép thử để xem bạn hứng thú với công việc bao nhiêu, bạn hiểu về công ty ra sao và bạn dành bao nhiêu tâm huyết để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Theo Prager, nhiều nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn nếu như bạn chỉ trả lời “răm rắp” các câu hỏi được đặt ra, chính vì vậy bạn nên chuẩn bị một vài câu hỏi để thể hiện độ hiểu biết của bạn cho công ty và thị trường. Nhưng nếu bạn quá bận rộn hoặc chẳng may quên mất câu hỏi bạn đã chuẩn bị, hãy chữa lỗi bằng cách đặt ra những câu hỏi như: “Điều gì khiến anh/ chị tiếp tục làm việc ở công ty?” hay “ Tôi cần hợp tác với ai khi đảm nhiệm vị trí công việc này?”

Để có thể để lại ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, trong thư cảm ơn, bạn hãy nhắc về những câu hỏi bạn đã chuẩn bị trước đó nhưng lỡ quên trong buổi phỏng vấn và những câu hỏi này nên dựa trên những điều bạn đã chia sẻ trong phỏng vấn hay trong quá trình tìm hiểu về công ty.

 

Cuối cùng, mắc lỗi trong buổi phỏng vấn là cảm giác không hề dễ dàng tuy nhiên những lời khuyên trên sẽ giúp bạn xử lý được 4 lỗi kinh điển mà rất nhiều ứng viên mắc phải và bạn sẽ có nhiều cơ hội được nhà tuyển dụng cân nhắc vào vòng tiếp theo. Nhưng nếu bị loại, bạn sẽ có được những bài học quý giá và chắc chắn bạn sẽ không lặp lại sai lầm và việc bạn có được công việc trong mơ chỉ là vấn đề thời gian.

 

— HR Insider/ Theo Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Lương nhân viên ngân hàng Vietcombank

Tìm hiểu bảng lương ngân hàng cập nhật mới nhất 2024

Ngành ngân hàng luôn là một trong những lĩnh vực hấp dẫn với nhiều cơ hội nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ tốt. Bài...

Bài Viết Liên Quan

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Lương nhân viên ngân hàng Vietcombank

Tìm hiểu bảng lương ngân hàng cập nhật mới nhất 2024

Ngành ngân hàng luôn là một trong những lĩnh vực hấp dẫn với nhiều cơ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers