adsads
Shutterstock 2228387001 1
Lượt Xem 109 K
Chia sẻ từ bạn đọc Kim Ngọc
Khi vừa mất việc do công ty cắt giảm nhân sự, tôi đã làm mọi cách để vực dậy tinh thần và cố gắng lạc quan nhất có thể. Tôi nghĩ từ từ mình cũng sẽ vượt qua thôi, cho đến khi đọc những comment “an ủi” từ bạn bè và người thân trên facebook… Thật ra thì mọi người cũng chỉ là quan tâm và lo lắng cho tôi, nhưng khi đó vì tâm trạng tôi khá tệ nên không thể kiềm được “tâm hồn dậy sóng” trước một số lời khuyên có hơi thiếu tinh tế. Nếu bạn có một người quen vừa thất nghiệp, tốt nhất đừng nên nói những điều sau đây nhé.

1/“Tớ còn khổ hơn đây, thà như cậu còn hơn phải gặp ông sếp tớ mỗi ngày,…”

À, cảm ơn nhé, bây giờ không những mất việc, mà tớ còn mất luôn vai chính bộ phim “Bi Kịch Đời Tôi” vào tay cậu rồi. Nếu tệ vậy thì sao cậu không nghỉ việc luôn cho khỏe nè!

Rõ ràng là bạn nên động viên người bạn của mình hơn là kể lể nỗi khổ của mình với một người vừa mới mất việc. Việc than thở như vậy khiến bạn trông như một người chỉ biết mỗi bản thân thôi.

Thay vào đó, bạn có thể nói là: “Ôi tệ thật, nghe nói cậu thân với đồng nghiệp ở đó lắm hả. Thôi để tớ bao chầu café này cho, đừng buồn nữa nha.

2/“Coi như cậu được một kỳ nghỉ xả stress du lịch dài hạn đi, thích thế còn gì”

Nếu cả ngày chỉ chui rúc ở sofa xem phim Ấn Độ và không dám đi đâu (do hết tiền) mà cũng được coi là kỳ nghỉ thì, ừ! Tớ đang tận hưởng “kỳ nghỉ” này đây,…

Một ngày của người đang thất nghiệp không hề dễ dàng chút nào. Tuy đúng là họ có nhiều thời gian hơn trước đây, nhưng trong lúc đó sẽ có hàng tá áp lực đè nặng lên tâm lý của họ. Nộp CV cho công ty A, viết thư xin việc gửi công ty B, mòn mỏi chờ đợi sự phản hồi (đôi khi trong vô vọng). Đó là chưa kể tám mươi loại hóa đơn đang chờ thanh toán cuối tháng.

Thay vì an ủi một câu mà người nhận chỉ thấy “cay đắng” hơn khi nghe, bạn có thể chia sẻ rằng: “Sao bất công quá vậy? cậu đã làm việc rất chăm chỉ mà. Thôi tối nay đi nhậu giải sầu đi, tớ bao

3/“Công ty tớ đang tuyển [một vị trí không hề liên quan] nè, cậu gửi CV đi”

Cảm ơn ý tốt của cậu, nhưng việc này khác xa chuyên ngành của tớ quá…

Dự định của bạn xuất phát từ ý tốt, nhưng không thực sự hữu dụng lắm trừ khi người bạn đang thất nghiệp này từng nói anh ta có cân nhắc chuyển qua một lĩnh vực khác. Những đề xuất không liên quan sẽ chỉ khiến cho người đó thất vọng hơn vì cảm thấy ngày càng xa rời con đường nghề nghiệp mình đã chọn mà thôi.

Trong trường hợp bạn muốn giúp, có thể làm như sau: “Email cho tớ CV, vị trí công việc mà cậu muốn ứng tuyển đi, tớ sẽ liên hệ thử những mối quan hệ của mình cho. Biết đâu được, đúng không? À tối nay đi hẹn hò với tớ đi…

4/ “Hồi đó tớ đã nói nghề của cậu không bền mà, đáng lẽ cậu nên chuẩn bị tinh thần trước”

Đúng vậy, hiện tại tớ đang khá ghen tị với công việc của cậu đấy, ước gì hồi đó tớ nghe lời cậu. Cảm ơn sự “động viên” của cậu, thôi chào nha!

Tuy có thể bạn không có ý gì, nhưng sự cứng nhắc và hơi thiếu nhạy cảm của bạn có thể vô tình làm tổn thương người nghe. Nếu người bạn của bạn thật sự yêu lĩnh vực này, lời nói của bạn có thể khiến họ lo lắng hơn.

Cũng cùng một thông điệp muốn truyền tải, nhưng bạn có thể khiến nó tích cực và cảm thông hơn, ví dụ: “Lĩnh vực của cậu đúng thật là hơi khó khằn, nhưng không phải cậu cũng đã làm rất tốt trong khoảng thời gian vừa rồi sao? Cậu dư sức kiếm việc ở một công ty khác mà. Tối đi uống bia tâm sự không :D

Vui Vẻ nghĩ thật ra người quen của bạn cũng sẽ cảm kích mọi lời động viên xuất phát từ sự quan tâm chân thành mà thôi. Nhưng đừng quên tinh ý và nhạy cảm một chút, đặt mình vào hoàn cảnh người nghe để sự sẻ chia của mình trọn vẹn hơn nhé.

Bạn đã bao giờ “lỡ” nói những điều trên với ai chưa? Hoặc bạn có đồng cảm với bạn đọc Kim Ngọc khi từng phải nghe những lời an ủi như thế này? Kể cho Vui Vẻ nghe liền nào!

Xem thêm: Lãnh đạo tự thân – Kỹ năng ngày càng cần thiết trong thời đại ngày nay

 – HR Insider VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc văn phòng.

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê bình một cách tích cực.

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc văn phòng.

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê bình một cách tích cực.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers