adsads
shutterstock 2175001867 1
Lượt Xem 1 K

Người thì bỡ ngỡ chưa quen, người thì coi đó điều bình thường bởi lúc nào chả vậy

Dù việc chạy deadline như một điều hiển nhiên của từng ngày, từng tháng nhưng có vẻ như cứ gần những ngày cuối năm lại thấy ai nấy cũng tất bật hơn cả. Một nhân viên tên L.A cho biết: “Ngày trước hồi sinh viên cuối năm cũng là mùa thi vừa ôn thi vừa chạy công việc ngoài cũng không thấy bận mấy. Nhưng kể từ lúc đi làm thấy mọi chuyện khác hẳn, đôi lúc thấy bỡ ngỡ. Mình thấy đồng nghiệp và mọi người hăng say làm việc kiếm thêm, cũng không hiểu sao mọi người lại có nhiều sức như thế. Với mình những ngày cuối tháng thôi đã ước có “3 đầu 6 tay” để hoàn thành công việc cũng như sắm sửa đồ đạc lo Tết về. Đặc biệt, nghề của mình liên quan nhiều đến những con số nên càng đau đầu, vừa phải cẩn thận, chính xác. Dịp cuối năm thì cũng là lúc giấy tờ, sổ sách cần hoàn thiện nên áp lực gấp đôi, gấp ba ngày thường”.

Khác hoàn toàn với L.A, chị H.T cho biết: “Mình nghĩ tùy vào vị trí hay công việc của mỗi người nữa. Chứ như công việc hiện tại của mình thì lúc nào cũng mong muốn có 3 đầu 6 tay hết để có thể hoàn thành chứ không cần phải là dịp cuối năm hay Tết gì cả”.

Tích cực chạy deadline để hoàn tất các dự tính của năm

Đúng là chuyện đi làm thì ai cũng sẽ có lúc áp lực, lúc mệt mỏi nhưng khi Tết gần kề thì áp lực của mọi người tăng lên rất nhiều lần, nào là hoàn thành công việc cho đúng tiến độ, tính toán chi tiêu sao cho hợp lý và hàng loạt dự tính mua đồ sắm Tết. Chị L.T chia sẻ: “Mình phải tích cực làm thêm việc vào những tháng cuối năm này. Ngoài những khoản chi tiêu như mua sắm váy áo, mỹ phẩm, quà cho họ hàng thì ra Tết mình có dự tính chuyển đổi công việc nên việc tích góp tiền để dự trù cho thời gian nghỉ việc là cần thiết”.

Với tâm lý chung như vậy, hầu như ai cũng mong muốn những ngày cuối năm để chạy nước rút hoàn thành mục tiêu cá nhân. Chị H.T cũng khẳng định: “Ngày cuối năm để mình cố gắng hoàn thành các job cũ, cũng gắng nhận thêm job mới để có một cái Tết thật ấm no”.

Tuy nhiên cũng có người cho rằng những ngày cuối năm họ sẽ sống chậm, chỉ hoàn thành các công việc đã nhận chứ không nhận thêm công việc mới: “Mình sẽ không ôm nhiều KPI đâu, cả năm mình đã làm việc khá năng suất rồi nên cuối năm mình dành thời gian để bản thân được thư giãn cũng như có thời gian dành cho những người xung quanh và chuẩn bị đón tết. Đồng thời mình cũng muốn duy trì hiệu quả công việc nên việc có thêm KPI có thể làm hiệu quả của mình bị thụt lùi”, chị P.H cho biết.

Làm gì để chạy deadline cuối năm hiệu quả?

Việc công việc quá tải vào cuối năm chắc chắn sẽ khiến dân văn phòng trở nên áp lực. Chị T.T “Hồi đầu mới đi làm mình cũng thấy áp lực lắm. Nhưng kinh qua gần chục mùa Tết thì cũng có kinh nghiệm đôi chút. Đầu tiên, bạn cần sắp xếp công việc hợp lý, cần list ra giấy để hoàn thành từng việc một, tránh việc bỏ sót và cũng nên tập từ chối nếu ai nhờ việc gì đó, bởi nếu nhận trong lúc bạn còn cả một đống việc trên vai. Đồng thời, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng không nên tự tạo áp lực quá cho bản thân, mình thấy càng áp lực càng không thể tập trung làm việc được”.

Như vậy, mọi người cần sắp xếp thời gian hợp lí để tránh việc làm việc quá sức, ôm đồm nhiều việc, tự tạo áp lực cho bản thân, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần, không khéo lại gặp tình trạng “tiền mất tật mang”, vừa không hoàn thành công việc làm mất uy tín với khách hàng.

Xem thêm: Đối phó với đồng nghiệp thích thao túng tâm lý

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm,...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers