adsads
Lượt Xem 2 K

Overthingking – Căn bệnh tâm lý làm hao mòn tinh thần

Overthinking (Suy nghĩ quá mức) đã và đang trở thành tâm bệnh của rất nhiều người. Đây là thuật ngữ dùng để miêu tả hành vi đưa ra quá nhiều suy nghĩ hoặc phân tích phức tạp về một tình huống, thường là những tình huống rất đơn giản hoặc không đáng quan tâm. Người mắc phải tình trạng này thường có xu hướng suy nghĩ và lo lắng về các vấn đề một cách thái quá, thậm chí là trong những trường hợp không cần thiết. Do đó họ cũng dễ bị căng thẳng, lo âu và thậm chí gây ra những rắc rối trong công việc hoặc cuộc sống hàng ngày.

Trong môi trường công sở, Overthinking có thể trở thành một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Các nhân viên, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường bị cuốn vào những vòng lặp suy nghĩ, lo lắng về bản thân và môi trường xung quanh họ. Những suy nghĩ quá độ của người đi làm có thể về nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như: 

–  Người lao động có thể cảm thấy áp lực về hiệu suất làm việc, lo lắng về sự thất bại của các dự án và khiến cho cấp trên không hài lòng.

–  Lo lắng về mối quan hệ với đồng nghiệp, sợ bị cô lập hoặc lo sợ về sự đánh giá từ người khác.

–  Cảm thấy bối rối, nghi ngờ hoặc lo lắng về hành trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.

–  Lo lắng về vấn đề tài chính cá nhân, lo sợ bản thân không thể quản lý chi tiêu hoặc không ổn định tài chính.

–  Lo lắng về sức khỏe vì áp lực công việc, hoặc cảm thấy khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Đôi khi, việc nhận góp ý từ sếp hoặc đồng nghiệp, hay những lần công việc không như ý cũng có thể khiến cho người suy nghĩ quá mức có thể cảm thấy áp lực nặng nề và không còn tâm trạng để tiếp tục làm việc. Mặc dù bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có những áp lực và lo lắng riêng, tuy vậy những người mắc chứng Overthinking lại khó có thể kiểm soát các suy nghĩ của mình và họ bị mắc kẹt trong vòng tròn những nỗi bất an, lo lắng. 

Hãy thay đổi từ Overthingking sang Critical Thinking

Có thể thấy rõ việc giữ những suy nghĩ quá mức dễ làm hao mòn cả tinh thần và hiệu suất làm việc. Tuy nhiên việc dừng Overthinking là điều không hề dễ dàng, vì não bộ của bạn đã gần như quá quen với việc nghiền ngẫm về một vấn đề. Vậy tại sao bạn không tập chuyển đổi từ Overthinking sang Critical Thinking (Tư duy phản biện) để đạt nhiều lợi ích hơn?

Với Critical Thinking, bạn vẫn phải suy nghĩ rất chi tiết về một vấn đề, nhưng thay vì suy nghĩ mông lung về những kịch bản không thực tế thì Critical Thinking đòi hỏi bạn phải đưa ra những suy luận chính xác, có tính logic, khách quan và có giải pháp hợp lý cho vấn đề. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai trạng thái suy nghĩ này đó chính là Overthinking thường không có mục tiêu và dựa trên cảm xúc, trong khi Critical Thinking có mục tiêu rõ ràng và luôn dựa trên lý trí. 

Tóm lại, việc thay đổi từ Overthinking sang Critical Thinking không chỉ giúp bạn tập trung vào những luận điểm quan trọng hơn, mà còn tăng khả năng làm việc hiệu quả cũng như đưa ra quyết định thông minh hơn. Vì vậy, nếu bạn thấy mình đang bị mắc kẹt trong những suy nghĩ vô định, hãy hít thở thật sâu và dành lại sự tập trung trong suy nghĩ của mình để nghiền ngẫm mọi thứ một cách khách quan và logic hơn. 

Tư duy phản biện – Chìa khóa giúp bạn gỡ rối nhiều vấn đề

Để thay đổi từ Overthinking sang Critical Thinking là điều không dễ dàng, nhưng không phải không thực hiện được. Vì vậy, bạn hãy thử áp dụng các cách sau đây để tập thói quen tư duy phản biện.

Nhận diện vấn đề 

Vào những lúc bạn đang rối bời trong suy nghĩ, hãy thành thật tự hỏi bản thân xem những suy nghĩ này đang giúp đỡ hay đang cản trở bạn. Bạn đã dành bao nhiêu thời gian để suy nghĩ về vấn đề này? Bạn đã có được kế hoạch hành động cụ thể nào chưa, hay nó chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi hoặc những cảm xúc tiêu cực khác của bạn? Suy nghĩ của bạn có gây ra những vấn đề về sức khỏe, chất lượng cuộc sống, năng suất làm việc hoặc mối quan hệ của bạn với người khác không?

Thừa nhận cảm xúc nhưng đưa ra giới hạn thời gian

Nhiều người mắc chứng Overthinking thường cố kìm nén cảm xúc của mình, nhưng rất đáng tiếc rằng điều lại khiến cho những suy nghĩ thêm tiêu cực và mông lung hơn và khi cảm xúc không còn giữ được sẽ khiến bạn “vỡ òa”.

Vì vậy, hãy cứ thừa nhận cảm xúc của mình một cách chân thật. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý để bản thân không chìm đắm trong sự tiêu cực ngày qua ngày. Bạn có thể viết nhật ký, tìm một sở thích giúp giảm căng thẳng hoặc dành cho mình một giờ mỗi ngày để tâm sự với người khác. Nếu cần, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ những chuyên gia tâm lý. 

Xác định mục tiêu

Trong bất kỳ tình huống nào, bạn sẽ không thể tìm ra giải pháp nếu không xác định được vấn đề hoặc có một mục tiêu cụ thể. Ví dụ, bạn có thể lo lắng về việc mất việc nên điều này khiến bạn phản ứng thái quá khi bị sếp góp ý, hay bị choáng bởi áp lực công việc.

Vì vậy, bạn cần phải cảm giác tiêu cực “Nếu tôi mất việc thì sao?” thành một mục tiêu hành động có giá trị, ví dụ như “Làm cách nào để tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình?”. Sau đó, bạn có thể thiết lập thêm nhiều mục tiêu hoặc nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành và giải tỏa nỗi áp lực đang chiếm lĩnh tâm trí bạn. 

Tìm hiểu vấn đề

Một yếu tố cốt lõi của Critical Thinking chính là để cảm xúc trong tầm kiểm soát, và để làm được điều đó, bạn cần phải tìm hiểu về sự thật vấn đề để giúp bạn có cơ sở vững chắc hơn khi hành động. Khi bạn thấy những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm não bộ bạn, hãy tự hỏi bản thân: “Khả năng điều này có thể xảy ra là bao nhiêu? Mình có thể làm gì nếu nó xảy ra?”.  Ví dụ, nếu bạn cho rằng sếp ghét bạn, hãy gặp trực tiếp và trao đổi với sếp để xác định hướng giải quyết tiếp theo, thay vì ngồi phân tích trạng thái cảm xúc của sếp và đoán mò.

Những cách trên đây rất dễ thực hiện và mang tính tích cực sẽ giúp bạn chạm đến mục tiêu của mình và phát triển tư duy của mình. Việc phát triển kỹ năng quản lý áp lực là rất quan trọng để giúp người đi làm có thể vượt qua được tình trạng “Overthinking” và làm việc hiệu quả hơn trong môi trường làm việc đầy thách thức của ngày nay. Mặc dù bạn có thể vẫn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn trạng thái tâm lý của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn so với khi bạn bị mắc kẹt trong suy nghĩ mông lung của mình. 

Xem thêm:  Linked-Influencers: Khi nhân sự quá nổi tiếng trên Linkedin sẽ khiến Sếp tự hào hay dè chừng?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers