adsads
New Project 33
Lượt Xem 364

Văn hóa công ty là thường là lý do để thu hút nhân viên đến hoặc rời đi. Vậy văn hóa công ty là gì? Những nhân tố chính nào sẽ cùng tham gia phản ứng? Làm thế nào để phản ứng hóa hợp tạo nên kết quả tuyệt vời? Đây là những câu hỏi chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.

Văn hóa công ty là gì?

Văn hóa công ty là tập hợp các chuẩn mực hành vi và quy định có thể được tuân thủ trong một công ty. Trong đó bao gồm các chính sách, thủ tục, đạo đức, hành vi, mục tiêu và quy tắc ứng xử. Hay hiểu đơn giản là cách các nhân viên tương tác và làm việc với nhau và cách người quản lý tương tác với nhân viên của mình. Văn hóa công ty quyết định đến sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chuẩn mực văn hóa khác nhau. Công ty bạn có thể có những chiến lược phát triển tốt nhất và có nhiều người giỏi, nhưng điều này đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu hút được nhiều nhân tài. Sự phù hợp văn hóa là rất quan trọng để một nhân viên có thể gắn bó và phát triển lâu dài.

Những “đơn chất” chính tạo nên văn hóa công ty

Giá trị của doanh nghiệp

Giá trị của doanh nghiệp là nền tảng cho việc hình thành văn hóa công ty và là kim chỉ nam để tập thể có định hướng để chạm tới mục tiêu. Trong khi sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu thể hiện mục đích của tổ chức, các giá trị đóng vai trò hướng dẫn hành vi và hình thành tư duy của nhân viên.
Các giá trị của doanh nghiệp thường bao hàm cốt lõi về cách mọi người nên cư xử tại công ty. Các bộ giá trị được nêu ra thường đơn giản, dễ nhớ và ngắn gọn, bởi chúng chỉ có ý nghĩa khi nhận được sự tuân thủ từ các nhóm đối tượng chính như nhân viên, cấp quản lý.

Bộ nhận diện của tổ chức

Để tạo nên văn hóa công ty thì độ nhận diện cũng là một trong những “đơn chất” quan trọng. Bộ nhận diện sẽ là hình ảnh mà doanh nghiệp muốn thể hiện ra bên ngoài, ví dụ như, đồng phục, logo, màu sắc chủ đạo, slogan.

Photo two asian businesspeople working at office

Mọi người xung quanh có thể dựa vào bộ nhận diện để đánh giá đặc điểm và phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, nhân viên nội bộ cũng sẽ là người trực tiếp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp qua thói quen hàng ngày đến công ty. Ví dụ như, nhân viên shopee sẽ có áo đồng phục là màu cam chủ đạo.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có bộ nhận diện khác nhau, tuy nhiên mục đích chính vẫn để thể hiện sự chuyên nghiệp và quảng bá hình ảnh của tổ chức.

Môi trường làm việc

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả đóng vai trò quan trọng để tạo nên văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời. Văn hóa công ty sẽ ảnh hưởng đến cách mọi người làm việc, từ đó có thể trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh. Khi doanh nghiệp phát triển được môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ được thúc đẩy và phát triển tốt hơn. Môi trường làm việc tốt là nơi hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự.

Mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa riêng biệt, do đó văn hóa ở các công ty cũng sẽ khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp châu u có môi trường làm việc thoải mái, tự do và phóng khoáng. Ngược lại, ở doanh nghiệp Nhật Bản, môi trường làm việc thường có tính kỷ luật, tận tụy.

Nhân viên và các cấp lãnh đạo

Có thể nói con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức. Trong đó có 2 nhóm đối tượng chính là nhân viên và cấp quản lý.

Nhân viên là tài sản quý giá của một công ty. Số lượng nhân sự càng lớn thì trong công ty càng đa dạng tính cách, niềm tin, giá trị, kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Mỗi nhân viên đều góp phần vào việc thực hiện, duy trì và phát huy văn hóa công ty theo định hướng chung.

Ngoài ra, những người quản lý cũng là nhân tố then chốt giúp hình thành và phát triển văn hóa công ty. Phong cách lãnh đạo và giao tiếp là yếu tố để tạo ra cảm giác tích cực tại nơi làm việc. Một vài khảo sát đã chỉ ra, phần lớn nhân viên rời công ty là vì không thể hòa hợp được với sếp. Do đó, nếu công ty có tỷ lệ giữ chân nhân viên cao, một phần cũng nhờ vào kỹ năng của người lãnh đạo.

Làm thế nào để phản ứng hóa hợp diễn ra thành công

Quan sát văn hóa nơi làm việc

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp mình đang gắn bó, hãy quan sát cách mọi người tương tác và đối xử với nhau. Từ đó, bạn sẽ biết được mình có đang phù hợp với môi trường văn hóa như vậy không? Mình có được nhận sự tôn trọng và cởi mở từ đồng nghiệp không? Cách mà mọi người vượt qua khó khăn hay giải quyết hiểu lầm? Sếp của mình có nhiệt tình trong việc chia sẻ khó khăn với nhân viên?

Ngoài ra cần có sự chủ động quan sát những hoạt động diễn ra hằng ngày tại môi trường làm việc. Bạn sẽ biết được hành động và phương thức giao tiếp nào sẽ phù hợp tại công ty, từ đó nhanh chóng thích nghi với văn hóa hiện tại.

Tôn trọng các giá trị của công ty

Cách tiếp theo để mọi người tham gia phản ứng hóa hợp tạo nên văn hóa trong công ty là tham gia vào hoạt động hướng dẫn cho nhân viên mới, bao gồm cả đào tạo và cố vấn. Đối với cấp nhân viên, sự tôn trọng thể hiện qua những hành vi, lời nói đến mọi người xung quanh một cách nhất quán với các giá trị mà công ty hướng đến.

Free photo group of asian young creative happy people entrepreneur on a business meeting office background good leadership and teamwork lead to success
Nhân sự mới sẽ có ấn tượng tích cực, nếu họ thấy được văn hóa hợp tác, hỗ trợ bắt nguồn từ đồng nghiệp cho đến quản lý cấp cao. Tôn trọng và không ngừng chia sẻ về các giá trị của công ty trong những sự kiện và hội họp cũng là cách để các giá trị này luôn thường trực trong tâm trí mọi người. Những điều này sẽ thúc đẩy phản ứng “hóa hợp” tạo nên “hợp chất “văn hóa tuyệt vời

Chủ động kết nối với đồng nghiệp

Đồng nghiệp chính là những người bạn sẽ tương tác thường xuyên nhất tại nơi làm việc. Vậy nên giao tiếp tốt giống như chìa khóa để mở ra mọi mối quan hệ tích cực, do đó, bạn cần chủ động kết giao với đồng nghiệp cùng ở một team, một dự án hay cùng làm một việc. Khi bạn cùng đồng nghiệp thân thiết với nhau, việc trao đổi công việc sẽ dễ dàng và hai bạn dễ tương tác qua lại với nhau hơn.

Có được một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp không chỉ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn mỗi khi đi làm mà còn giúp bạn dễ dàng thích nghi với văn hóa tổ chức hơn. Một phản ứng hóa hợp thành công là khi công ty có tập thể nhân viên luôn gắn kết chặt chẽ và cùng hướng đến mục tiêu chung.

Tăng tương tác 2 chiều với Sếp

Tăng tương tác với Sếp là điều rất cần thiết đối với mỗi nhân viên. Bởi lẽ họ là những người trực tiếp quản lý, giao việc và giám sát công việc của bạn.Do đó, hãy xây dựng một mối quan hệ tôn trọng, nể phục và tương tác 2 chiều với quản lý của mình. Một số tips để bạn tạo nên mối quan hệ tốt với sếp:

  • Thái độ tôn trọng những người quản lý của mình, là điều cần lưu ý đầu tiên.
  • Những việc liên quan đến sếp nên có sự trao đổi trực tiếp, đó là cách bảo vệ hình tượng cấp trên và của chính mình.
  • Chủ động xác nhận lại bằng văn bản/ email với sếp về những nhiệm vụ được giao để tránh sai sót. Nếu không hiểu hoặc chưa nắm rõ hãy hỏi lại
  • Chủ động cập nhật tiến độ công việc với sếp trước, trong và sau khi công việc hoàn thành.
  • Trước khi đi công tác hay bận việc đột xuất không thể đi làm, nên có email hoặc cuộc gọi để báo cáo với quản lý. Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng phải nhờ đến sự hỗ trợ từ người khác.
  • Hạn chế tối đa làm việc vượt cấp, trừ trường hợp cấp bách.
  • Luôn nỗ lực học hỏi và tìm hiểu những kiến thức mới trong công việc.

Văn hóa công ty là một trong các yếu tố giúp duy trì sự gắn kết của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Trong đó, định hướng mục tiêu và giá trị công ty, sự kết nối và tương tác qua lại giữa nhóm nhân viên và cấp quản lý là một phần thiết yếu. Một công ty có văn hóa tốt sẽ biết cách kết hợp các yếu tố này và tạo ra phản ứng hóa hợp bùng nổ, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, đoàn kết.

 

Xem thêm: “Phát triển sâu” trong sự nghiệp cá nhân

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers