• .
adsads
Shutterstock 2107929521 2
Lượt Xem 918

Có niềm đam mê với công việc, thái độ tốt và sẵn sàng tiếp thu có thể khiến ứng viên trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người tuyển dụng hơn người có nhiều kinh nghiệm nhưng luôn tỏ ra chán nản hoặc không hứng thú. Bài viết của ngày hôm nay sẽ chỉ ra các lý do tại sao nhà tuyển dụng có xu hướng chọn và giữ chân những ứng viên có thái độ tốt thay vì trình độ.

Trình độ chuyên môn có thể rèn luyện

Đầu tiên, thái độ sống sẽ phản ảnh con người của bạn, và thái độ làm việc sẽ thể hiện một phần về đạo đức nghề nghiệp của bạn. Thông qua thái độ trong công việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được nền tảng giáo dục, kiến thức tư duy của mỗi người. Thái độ cũng quyết định sự thành công, hành động và sự gắn bó trong các mối quan hệ. 

Nếu một người có thái độ đứng đắn, họ sẽ có động lực làm việc và khả năng thích nghi cao, điều này khiến họ cởi mở trong vấn đề sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. Các nhà tuyển dụng coi những phẩm chất này là điều kiện để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. Với một thái độ đúng đắn hay sự nỗ lực, ứng viên có thể học hết các kỹ năng mới, nâng cao trình độ chuyên môn một cách thành thạo. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng thường thích tuyển người có thái độ tốt và đam mê tuy kinh nghiệm của họ còn hạn chế hơn một người có kinh nghiệm nhưng thiếu thái độ, đam mê.

Thái độ làm việc tích cực khiến nơi làm việc biến đổi

Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao thái độ làm việc tích cực của nhân viên bởi tác động của nó tới nơi làm việc. Không chỉ những cấp quản lý hay các nhà lãnh đạo mới có thể tạo ra sự khác biệt, dù ở bất cứ vị trí nào dù to hay nhỏ đều mang lại cơ hội cho bạn tạo ra sự tích cực thông qua cách làm việc. Những nụ cười hay những lời chào đồng nghiệp buổi, thái độ đi làm tích cực của bạn cũng tạo cảm giác thoải mái hơn là một nhân viên ủ rũ, mặt mày cau có mỗi khi đi làm.

Thái độ ảnh hưởng tới hiệu suất 

Nếu một nhân viên có thái độ làm việc không tốt, làm ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp, họ có khả năng tạo nên những cuộc xung đột văn hóa tổ chức, có thể ảnh hưởng tới tinh thần làm việc nhóm, gây ra sự bất ổn và làm giảm hiệu suất làm việc. Trong thực tế, những người có thái độ không tốt hoặc luôn tiêu cực quá mức thường là những người có suy nghĩ rời bỏ công việc, không những thế họ sẵn sàng gia tăng sự ức chế đó và còn muốn truyền những suy nghĩ tiêu cực, năng lượng độc hại này cho những nhân viên khác.

Có thể thấy những người này có hiệu suất làm việc cá nhân cao nhưng thái độ chống đối với văn hóa doanh nghiệp. Thông thường họ sẽ có xu hướng hơi khó hòa nhập với đồng nghiệp của mình, nhiều khi dẫn đến việc lục đục nội bộ, còn có thể tạo nên sự bất mãn giữa các nhân viên với nhau. Và, khi họ rời khỏi đội thì ngay lập tức, hiệu suất của đội nhóm được cải thiện ngay lập tức. Đứng trên lập trường là một nhà tuyển dụng, việc tạo ra một đội ngũ nhân viên có hiệu suất làm việc cao luôn là tiêu chí quan trọng, thay vì chỉ tập trung vào một hiệu suất của từng cá nhân. Và, để thực hiện được việc tạo ra đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả thì thái độ của nhân viên luôn là tiêu chí quan trọng.

Thái độ tốt sẽ đánh bại mọi trở ngại

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với những thử thách và chính những quyết tâm, kiên trì hay khả năng thích nghi của mỗi con người luôn được đề cao trong giai đoạn này. Nhưng nếu bạn không có ý chí kiên trì thì dù có kỹ năng làm việc phù hợp thì khó có thể vượt qua những thử thách và đạt nhiều thành công trong công việc hay trong cuộc sống.

Để kiểm tra khía cạnh thái độ của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi về những thách thức mà họ gặp phải trong quá trình làm việc, các họ đối mặt với những thất bại hay cách họ đối phó qua các tình huống vượt quá khả năng của họ. Các câu hỏi này dùng để khai thác tính cách thái độ của ứng viên, như tính trung thực, quyết tâm, kiên trì,… Tuy, ứng viên chưa bộc lộ rõ tính cách của họ trong một vài cuộc phỏng vấn, nhưng việc các nhà tuyển dụng cần thăm dò những góc độ tiềm ẩn hay cần tìm hiểu sâu về thái độ tiềm ẩn của ứng viên là điều cần thiết. Nếu như bạn không thể hiện cam kết rõ ràng trong thái độ làm việc đúng đắn thì bạn làm mất điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Xem thêm: Kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, có deal được lương cao?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ chức bởi VietnamWorks cùng với Trường Đại học Phenikaa vào ngày 20 - 21/03/2024 vừa qua. Đây là một cơ hội tốt để người tham gia thấu hiểu hơn về tổng quan thị trường lao động cũng như những biến động và xu hướng mới trên thị trường hiện nay. 

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi lòng băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Workshop: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp chính là một bước đệm để các bạn trẻ học hỏi thêm kỹ năng và nâng cao kiến thức để có hướng phát triển tốt nhất. 

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị “ngộp” vì có nhiều quy tắc, yêu cầu cần phải tuân thủ. Vì thế Webinar: Bí kíp “dễ thở” nơi công sở dành cho Newbie chính là chìa khóa giúp giải đáp những vướng mắc và khó khăn của các bạn trẻ mới bắt đầu hoặc chuẩn bị đi làm hiện nay.  

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 6 điều nan giải mà người đi làm thường gặp phải trong quá trình tìm kiếm công việc mới để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

"Anh/chị sẽ liên lạc với em sau" và 4 dấu hiệu cho thấy hồ sơ của bạn đang nằm trong "đội dự bị" với nhà tuyển dụng

Bạn đã gửi hồ sơ xin việc và ngồi chờ phản hồi từ nhà tuyển dụng. Mỗi giây trôi qua, bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng, và đặt câu hỏi: “Liệu họ sẽ liên lạc với tôi sau không?” Câu trả lời thường là: “Anh/chị sẽ liên lạc với em sau.” Nhưng đằng sau câu này là những tình huống khác nhau, và bạn cần biết cách đối phó.

Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ chức bởi VietnamWorks cùng với Trường Đại học Phenikaa vào ngày 20 - 21/03/2024 vừa qua. Đây là một cơ hội tốt để người tham gia thấu hiểu hơn về tổng quan thị trường lao động cũng như những biến động và xu hướng mới trên thị trường hiện nay. 

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi lòng băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Workshop: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp chính là một bước đệm để các bạn trẻ học hỏi thêm kỹ năng và nâng cao kiến thức để có hướng phát triển tốt nhất. 

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị “ngộp” vì có nhiều quy tắc, yêu cầu cần phải tuân thủ. Vì thế Webinar: Bí kíp “dễ thở” nơi công sở dành cho Newbie chính là chìa khóa giúp giải đáp những vướng mắc và khó khăn của các bạn trẻ mới bắt đầu hoặc chuẩn bị đi làm hiện nay.  

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 6 điều nan giải mà người đi làm thường gặp phải trong quá trình tìm kiếm công việc mới để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

"Anh/chị sẽ liên lạc với em sau" và 4 dấu hiệu cho thấy hồ sơ của bạn đang nằm trong "đội dự bị" với nhà tuyển dụng

Bạn đã gửi hồ sơ xin việc và ngồi chờ phản hồi từ nhà tuyển dụng. Mỗi giây trôi qua, bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng, và đặt câu hỏi: “Liệu họ sẽ liên lạc với tôi sau không?” Câu trả lời thường là: “Anh/chị sẽ liên lạc với em sau.” Nhưng đằng sau câu này là những tình huống khác nhau, và bạn cần biết cách đối phó.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers