adsads
Thiết kế không tên
Lượt Xem 4 K

#1 Kỹ năng giao tiếp

Dù ở bất kỳ ngành nghề nào, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Bạn có thể rất giỏi về mặt chuyên môn nhưng nếu không có khả năng truyền đạt ý tưởng, kế hoạch của bạn đến với mọi người, bạn sẽ không được đánh giá cao trong mắt ban lãnh đạo ở công ty. Đặc biệt, khi bạn ở vị trí càng cao, kỹ năng giao tiếp luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một lãnh đạo giỏi sẽ biết cách truyền cảm hứng đến nhân viên thông qua những bài phát biểu của họ, biết nắm bắt vấn đề thông qua lời nói và trở thành “phát ngôn” của công ty thông qua các cuộc gặp gỡ với đối tác bên ngoài.

Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng có khả năng ăn nói linh hoạt và khéo léo. Việc luyện tập mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo dựng được sức lôi cuốn và sự tự tin cho bản thân khi giao tiếp. Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như chủ động bắt chuyện với đồng nghiệp trong công ty, trao đổi hoặc thảo luận nhiều hơn trong các buổi brainstorm ý tưởng hoặc các cuộc họp, mạnh dạn đặt ra ý kiến và ứng cử bản thân vào những vị trí thuyết trình dự án quan trọng. Bạn cũng có thể đăng kí tham gia các buổi networking bên ngoài để rèn luyện khả năng giao tiếp với những người lạ, xây dựng mối quan hệ cho bản thân mình.

 

#2 Thích nghi nhanh trong mọi hoàn cảnh

Mỗi doanh nghiệp luôn có một văn hóa riêng để xác định nền tảng làm việc lâu dài. Nếu bạn muốn gắn bó và phát triển ở công ty dài hạn, bạn cần nhanh chóng thích ứng với những thay đổi ở công ty. Bên cạnh đó, đôi khi các lãnh đạo cũng có những thử thách nho nhỏ để xác định khả năng học hỏi nhanh nhạy của bạn như thuyên chuyển bạn sang những vị trí, phòng ban khác trong công ty hoặc đề xuất chuyến công tác ngắn hạn cho bạn ở những chi nhánh, văn phòng khác. Khi bạn sở hữu kỹ năng thích nghi nhanh nhạy, bạn sẽ rất dễ làm quen với môi trường mới và ứng xử linh hoạt hơn.

Hãy cố gắng không ngừng học hỏi và thích nghi với các kiểu công việc hàng ngày. Hãy rèn luyện cho mình khả năng quan sát, tìm hiểu, đánh giá nhanh chóng một tình huống xảy ra và phản ứng lại một cách hợp lý. Khi bạn có khả năng nắm bắt nhạy bén, bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội thăng tiến nào trong tương lai.

 

#3 Khả năng hợp tác nhịp nhàng

Dường như ở bất kỳ công ty nào, kỹ năng “teamwork” luôn là từ khóa thiết yếu mà mọi lãnh đạo đều tìm kiếm ở nhân viên của mình. Một bộ máy vận hàng nhịp nhàng, phối hợp ăn ý sẽ đem đến hiệu quả làm việc vượt trội hơn so với những mảnh ghép rời rạc và thiếu thống nhất. Có thể bạn không phải là cá nhân xuất sắc nhất trong nhóm làm việc nhưng bạn lại là người duy nhất kết nối được với tất cả mọi người. Điều này vô cùng quan trọng nếu bạn muốn nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp trong công việc cũng như trong những ứng cử cho vị trí cao hơn sau này.

Sở hữu những kỹ năng này, đảm bảo công việc của bạn sẽ "thuận buồm xuôi gió"

Hãy nhiệt tình phối hợp với mọi người trong công việc, chủ động theo dõi tiến độ, hoàn thành mọi việc đúng hạn và cùng làm việc với những đồng nghiệp khác trong công ty để hướng tới một mục tiêu chung. Cho dù đôi khi, bạn không nằm trong đội ngũ thực hiện dự án đó nhưng nhân lực lại quá ít ỏi, hãy thử một lần chủ động hỗ trợ đồng nghiệp một tay. Không chỉ học hỏi thêm từ những người xung quanh, bạn còn có thể quan sát cách mọi người cùng làm việc với nhau và rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích cho những lần sau.

 

#4 Kỹ năng lãnh đạo nhóm

Bạn muốn thăng tiến nhưng lại không có khả năng lãnh đạo đội ngũ, liệu bạn có thể tạo dựng được niềm tin để cấp trên giao cho bạn những vị trí quan trọng hơn? Để đảm nhận một vị trí thiết yếu, bạn cần chứng tỏ rằng bạn là một nhân viên luôn sẵn sàng gánh vác trách nhiệm và biết cách dẫn dắt đội ngũ của mình. Một lãnh đạo khéo léo sẽ tạo được lòng tin trong mắt cấp dưới và nhận được sự ủng hộ tích cực từ mọi người xung quanh.

Để đạt được kỹ năng này, bạn hãy bắt đầu từ những nhóm làm việc nhỏ trong công ty. Hãy chủ động ứng cử bản thân vào vị trí lãnh đạo các dự án từ nhỏ đến lớn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể quan sát và học cách những lãnh đạo xung quanh bạn đang dẫn dắt cấp dưới của mình để làm tư liệu học hỏi. Công ty nào cũng sẽ luôn muốn phát triển, mở rộng những cơ hội và vị trí mới để thu hút nhân tài, bạn cần sẵn sàng để luôn trong tư thế là một lãnh đạo tiềm năng mà công ty tìm kiếm. Khi đã tạo được “danh tiếng” tốt và sở hữu năng lực lãnh đạo trong tay, việc thăng tiến sẽ cách bạn không còn xa.

 

#5 Kỹ năng quản lý công việc

Ở vị trí càng cao, bạn sẽ càng có nhiều việc phải xoay sở và giải quyết. Hãy bắt đầu học cách quản lý công việc tối ưu và hiệu quả ngay từ bây giờ để sẵn sàng cho “guồng quay” lớn hơn về sau. Một người làm việc khoa học sẽ biết cách để sắp xếp thứ tự công việc của mình một cách hợp lý, làm chủ thời gian của bản thân và nhanh chóng “cân” được mọi “deadline” đang ập đến. Khả năng xử lý công việc của bạn càng tốt, bạn sẽ càng dễ dàng đạt được hiệu suất cao trong mọi việc bạn đang làm.

Một trong những bí quyết hiệu quả giúp bạn trở thành “bậc thầy” trong nghệ thuật quản lý công việc đó là luôn sắp xếp mọi thứ theo thứ tự ưu tiên. Bạn có thể dành 2/3 thời gian trong ngày để tập trung xử lý những việc được đánh dấu là quan trọng hoặc khẩn cấp. Những việc có thể dời lại hoặc có “deadline” muộn hơn, bạn có thể để dành cho cuối ngày hoặc sau khi đã hoàn thành danh sách khẩn cấp kể trên. Ngoài ra, hãy luôn sắp xếp những khung giờ cố định để theo dõi email, trả lời điện thoại với khách hàng hoặc làm những công việc lặt vặt. Việc xác định giờ cụ thể sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng “vướng bận” với những công việc nhỏ nhặt, ảnh hưởng đến tiến độ của những việc quan trọng hơn.

Những kỹ năng trên không chỉ giúp bạn trở thành một nhân viên xuất sắc trong mắt sếp mà thậm chí, có thể cho bạn cơ hội để phát triển thành một lãnh đạo tiềm năng trong tương lai. Chủ động rèn luyện các kỹ năng này mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen và thành thạo với mọi việc, tăng hiệu quả làm việc cũng như giúp bạn làm chủ được môi trường làm việc của bản thân.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers