adsads
Shutterstock 2146012487 1
Lượt Xem 30 K

Khoảnh khắc căng thẳng

Tôi năm nay đã 25 tuổi, làm việc trong công ty được 1 năm, cảm thấy khá phù hợp với môi trường và thấy bản thân có thể làm việc lâu hơn. Vì khoảng thời gian một năm nên tôi cũng dần trở nên thân thiết hơn với nhiều đồng nghiệp khác, rồi lấn sang các ban khác. Tính tôi cởi mở, chủ động nên rất muốn được làm quen với những bạn mới.

Nhưng sau một năm nay, công việc và trách nhiệm của tôi cũng tăng lên, tôi được nhận một vai trò đảm nhiệm một nhóm nhỏ về thiết kế, mặc dù không được lên chức nhưng may mà công ty đã tăng lương cho những giờ tôi làm việc thêm.

Trong một lần toàn bộ nhóm với sếp, ban đầu tôi hào hứng nghe sếp nói về dự án sắp tới, những dự định và các hướng tiến xa hơn. Nhưng đến khi đưa ra các phương án triển khai dự án, tôi và sếp có quan điểm khác nhau. Vấn đề này càng mạnh mẽ hơn khi tôi cố giữ quan điểm của mình và sếp cũng vậy. Tôi nghĩ rằng việc tham gia đóng góp ý kiến của mỗi người là điều đương nhiên và trong giờ họp sếp cũng có hỏi.

Nhưng cuối khi chốt sếp lại không đưa bất cứ ý kiến của ai vào dự án và làm theo kế hoạch mà ông đã đề ra từ trước đó, sếp nói “Vậy kế hoạch vẫn làm như ban đầu anh đề xuất nhé, mọi người chuẩn bị và lên kế hoạch báo cáo.”

Tôi nói “Em không đồng ý với quyết định của sếp, vì buổi hôm nay chúng em đã hết sức cùng nhau bàn luận và đóng góp ý kiến. Em cảm thấy rằng những ý kiến đó đáng được sếp tôn trọng đúng không sếp?” 

Tôi cảm giác giống như có sự sắp xếp trước cho cuộc họp này, và sếp không cần nghe ý kiến của chúng tôi mà chỉ cần chúng tôi làm theo. Điều này khiến tôi bực dọc và phản đòn ngay trong giờ họp. Tôi đã nói lại sếp một cách cau có về việc không nêu lý do không dùng đến bất cứ ý kiến của ai, trong khi mọi người đã vô cùng tâm huyết nói về quan điểm cá nhân này. Thời điểm mà tôi cảm thấy cao trào nhất là khoảnh khắc đó, khi sếp không nói thêm bất cứ câu nào và gọi thẳng tôi vào phòng nhân sự.

Các bạn biết đấy, trước khi nhận được đơn xin nghỉ việc, tôi đã tìm cách để lý giải cho sếp hiểu, nhưng tôi không biết rằng, việc mình cố tỏ ra như vậy càng khiến sếp tức giận đến mức nào. Và cuối cùng đơn xin nghỉ nghỉ được đã hoàn toàn được chấp thuận chỉ vì một khoảnh khắc trong cuộc họp.

Trò chuyện trực tiếp

Như hợp đồng tôi làm đến hết tháng và nghỉ để lấy đủ lương. Trước khi rời công ty tôi đã có buổi gặp mặt với sếp và chúng tôi đã nói chuyện có vẻ nhẹ nhàng và trìu mến hơn. Tôi nghĩ bụng “Cuối cùng thì cuộc chia ly này cũng kết thúc nhẹ nhàng”. Chúng tôi đã ngồi xuống và chia sẻ về sự cố này một cách thẳng thắn. Tôi bất ngờ vì sếp nhận lỗi và trình bày một cách nhẹ nhàng, chính lúc này tôi cũng cảm thấy có lỗi, có lẽ chúng ta sẽ cư xử khác đi tại thời điểm chúng ta trở nên bình tĩnh và mọi chuyện sẽ trở nên khác nếu mọi thứ được xử lý một cách lý trí hơn.

Sếp không trả lại đơn xin nghỉ việc, tôi cũng vậy vì có lẽ cả hai bên đều có cái tôi bên trong. Tôi sẽ rút kinh nghiệm này cho môi trường làm việc mới với một thái độ làm việc bình tĩnh hơn. Các bạn biết đấy mặc dù đọc, nghe, thấy nhiều các tình huống tương tự như vậy, nhưng đến khi chúng xảy ra với mình thì chẳng thể giữ nổi, rồi sau khi sự việc xảy ra mới hoàn toàn ý thức được.

Tôi không hối hận về thời điểm đó vì khi trải qua chúng rồi, đó mới là bài học của tôi, và chắc chắn điều này sẽ áp dụng hiệu quả hơn trong những lần mà tôi muốn tranh luận với ai đó đến cùng. Và tôi không chủ động nhận ra lỗi của mình cho đến khi sếp xin lỗi, mặc dù đứng trên cương vị lãnh đạo, nhưng sếp hạ cái tôi và xin lỗi trước, đây là điểm mà tôi sẽ áp dụng.

Tôi nhận được công việc ưng ý với kinh nghiệm sẵn có của mình và bắt đầu công việc trong vài trò mới. Chúng ta hoàn toàn cảm thấy bất lực trước sếp trong nhiều trường hợp, nhưng họ lại là người đem đến cho bạn những trải nghiệm chưa từng có ở vị trí cấp lãnh đạo. Vì vậy hãy xem những điều này như những bài học đắt giá và không cần phải hối hận hoặc day dứt về chúng.

 

>> Xem thêm: Cống hiến hết mình nhưng không được sếp công nhận, có nên nghỉ việc?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều người cảm thấy mất đi động lực làm việc. Động...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm 1 tháng mà đi trễ đến gần 20 ngày thì...

Bài Viết Liên Quan

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers