adsads
shutterstock 2180510667 1
Lượt Xem 3 K

1. Sếp có thấy được sự nỗ lực của bạn không?

Trước khi có ý định nghỉ việc hay không thì bạn đã và đang đảm nhiệm những công việc gì, vất vả ra sao, cố gắng thế nào, sếp có biết không? Tất nhiên, nếu sếp không biết và không chứng kiến thì sếp sẽ không hình dung được rằng bạn đang cố gắng làm việc như thế nào. Vì thật sự sếp cũng không có nhiều thời gian để nghe bạn liệt kê tất cả công việc, đặc biệt là khi sếp quản lý hàng chục nhân viên chứ không phải mỗi mình bạn. Thay vào đó, bạn có thể khéo léo cho sếp thấy được sự cố gắng, chăm chỉ của mình bằng cách đều đặn báo cáo, cập nhật tiến độ những công việc mình đang làm, có thể là mỗi ngày, hoặc trao đổi trực tiếp để sếp nắm được tình hình.

Đồng thời, nếu có bất kỳ đóng góp nào để cải thiện tiến độ công việc thì bạn đừng ngại chia sẻ với sếp, biết đâu những góp ý đó sẽ được ghi nhận và triển khai thì sao? Còn nếu bạn chỉ im lặng, quần quật làm việc từ sáng tới tối, ngại giao tiếp với sếp, ngại cập nhật tiến độ công việc, thì mãi mãi sếp cũng sẽ chẳng biết bạn đang làm gì, đang loay hoay với những đầu việc nào, và tất nhiên sẽ không thấy được sự cố gắng làm việc của bạn. Mà nếu sếp không thấy được bạn đang cố gắng thế nào thì làm sao công nhận được phải không?

2. Kết quả công việc của bạn có đạt được theo kỳ vọng của Sếp?

Thay vì nghỉ việc thì bạn nên chắc chắn rằng sự cố gắng làm việc của bạn được công nhận, nêu nếu không thì bạn cũng cần nắm rõ rằng sếp đặt kỳ vọng vào kết quả công việc của bạn ra sao. Khi phỏng vấn xin việc, khi deal lương, sếp đồng ý trả cho bạn mức lương đó với mong muốn rằng bạn sẽ đem lại kết quả công việc như thế nào, đóng góp cho công ty ra sao, mang lại những giá trị nào cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, bạn cũng cần trao đổi rõ với sếp rằng mình cần phải đảm nhiệm những đầu việc nào, KPI ra sao, báo cáo công việc thế nào… Sau khi đã làm rõ những điều này, bạn cần đánh giá kỹ lưỡng xem năng lực của mình có thể đáp ứng được hay không, nếu cố gắng làm việc thì mình có đạt được kết quả công việc tốt như sếp đã kỳ vọng hay không?

Nếu có thì bạn chỉ cần cố gắng làm việc, chăm chỉ hoàn thành các công việc như sếp đã kỳ vọng, luôn theo dõi tiến độ để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Còn nếu chưa, thì bạn cần phải nghiêm túc chia sẻ thẳng thắn với sếp rằng không nên kỳ vọng quá nhiều vào mình, miễn sao đôi bên tìm được tiếng nói chung. Như thế sẽ tránh được tình trạng bạn rất cố gắng làm việc nhưng sếp không công nhận. Còn nếu bạn lỡ đang rơi vào tình trạng đó rồi, thì rất có thể vấn đề đang nằm ở chỗ là sếp đang kỳ vọng nhiều hơn so với khả năng làm việc của bạn đấy, khi này, hãy trao đổi thẳng thắn với sếp để có được sự điều chỉnh phù hợp nhé.

3. Kết quả làm việc của bạn đang như thế nào?

Có rất không ít nhân viên nghĩ rằng chỉ cần cắm đầu vào công việc, làm việc chăm chỉ từ sáng tới tối thì sẽ được sếp công nhận là một nhân viên ưu tú. Nhưng đây là quan điểm sai lầm, chăm chỉ là đức tính tốt nhưng cần phải gắn liền với kết quả công việc tốt thì mới được sếp công nhận, mới được đánh giá cao. Nếu bạn đang cực kỳ cố gắng làm việc, nhưng kết quả làm việc chưa tốt, còn thua kém những đồng nghiệp khác, còn chưa đạt KPI đã đặt ra, thì bạn cần nhìn lại xem mình đã làm việc hiệu quả chưa?

Nếu bạn đang cảm thấy mình rất cố gắng làm việc nhưng sếp không công nhận, thậm chí còn nặng lời trách mắng mình, thì khả năng cao là bạn đang có câu trả lời là chưa cho những câu hỏi ở trên. Lúc này, thay vì thất vọng về bản thân, có ý định nghỉ việc thì bạn cần phải bình tĩnh và thay đổi ngay lập tức, mình cần phải thay đổi về tư duy và hành động để biến những câu hỏi trên thành có. Khi đó, sự chăm chỉ, cố gắng làm việc của bạn sẽ mang về kết quả làm việc tốt và chắc chắn sẽ được sếp ghi nhận. Cố gắng lên nhé, chẳng có sếp nào bất công đến mức bạn cố gắng làm việc và đạt kết quả công việc tốt mà lại không được công nhận đâu. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Ngồi làm việc cạnh sếp, cảm giác lúc đấy sẽ ra sao?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers