adsads
toi phai lam gi khi niem hanh phuc duy nhat noi cong so la vi sep tuyet voi 3
Lượt Xem 5 K

 

Mỗi ngày đến công sở, tôi không biết điều gì đang chờ đón mình

Cho đến bây giờ, tôi đã “kiên trì” gắn bó được với doanh nghiệp hiện tại được 3 năm. Người thân, gia đình và bạn bè đồng trang lứa nhìn vào, tấm tắc khen ngợi: “Chỉ mới ra trường thôi nhưng đã được nhận vào công ty tốt như thế này! Chậc, xuất sắc lắm đấy (Hay ít nhất đó là những gì tôi nghe được từ họ). 

Bước chân vào rồi mới chợt nhận ra: Cuộc đời vốn dĩ không như là mơ, nên sự thật phũ phàng thường giết chết giấc mơ màu hồng một cách nhẹ nhàng. Một công ty với tầm vóc lớn lao & quy mô khổng lồ, hoá ra đó chỉ là cái mác đóng bên ngoài qua sự thổi phồng của truyền thông & báo chí. Tôi nhanh chóng vỡ mộng: “1 lộ trình sự nghiệp trong mơ” mà đã từng mơ tưởng từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường. 

Lương của tôi nhanh chóng từ 8 con số (như trong bài đăng tuyển dụng) nhanh chóng rơi xuống chỉ còn 7 con số. Lý do chỉ đơn giản gói gọn trong câu nói quốc dân: “Chúng tôi cần thử thách bạn. Bên cạnh đó, dường như bạn còn hơi thiếu kinh nghiệm so với yêu cầu của chúng tôi”. Cơn ác mộng chưa kết thúc: Đồng nghiệp của tôi hoá ra cũng chỉ là những “zombie chốn công sở”. Không chí cầu tiến, không một định hướng rõ ràng nhưng lại thích “thăng tiến bằng cửa hậu”. Tôi nhận ra: một số người lựa chọn “lời độc cay, dao sắc bén” làm bàn đạp sự nghiệp cho họ tại tổ chức này. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng: hoá ra “địa ngục” phải là nơi cuối cùng dành cho những kẻ xấu khi khuất bóng đời. Nó vẫn diễn ra hằng ngày nơi cuộc sống hiện hữu. 

 

 

Sếp của tôi – Thiên thần nơi địa ngục trần gian 

May sau đó, giữa chốn nhiễu nhương, sếp của tôi đã giang đôi tay ra giúp đỡ cho tôi rất nhiều. Dù chỉ lớn tuổi hơn tôi gần 1 thập kỉ, nhưng ở vị quản lý này toát lên phong thái của một vị vĩ nhân. Sếp của tôi định hướng rất rõ ràng mọi thứ về tư duy, thái độ công việc với tôi. Sếp nói rằng: “Quan trọng cốt lõi vẫn là ở mình. Cái gì không biết thì đừng khoá miệng. Con người chỉ phát triển khi họ chịu giao tiếp & trao đổi những thắc mắc của nhau”. 

Trong những buổi họp căng thẳng, khi mọi người thi nhau chì chiết, đổ lỗi lẫn nhau, sếp tôi là người bình tĩnh nhất, từ tốn giải thích & mang những cuộc chiến trở lại trạng thái hoà bình. Khi những đồng nghiệp kia chì chiết tôi, sếp cương quyết & nghiêm khắc gằn giọng đòi lý lẽ bằng chứng nếu như đó là lời nguỵ biện từ họ. Ngược lại, nếu đó là lỗi của tôi, sếp cũng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm & sai trái về mình, sau đó chỉ nhẹ nhàng nói với tôi hãy cẩn thận hơn vào công việc của mình. 

Ở sếp, tôi cảm nhận đó không chỉ đơn thuần là công việc. Đó là nghệ thuật Đắc Nhân Tâm – khi sự thấu cảm con người được đặt lên trên hàng đầu vì mục tiêu chung của tổ chức. 

Nỗi thống khổ nào rồi cũng kết thúc

3 năm, lương chỉ nhích lên vài bậc vô cùng nhỏ, chức vụ vẫn như cũ. Đồng nghiệp vẫn thế, vẫn thi nhau “ném đá, quăng gạch”. Nhiều thế hệ nhân sự đã ra đi do thực tại trên. Rồi cũng đến lúc, tôi nhận thấy rằng: Có lẽ, cũng đã đến thời khắc tạm biệt của mình. 

Tôi thủ thỉ với sếp của mình. Thật ngạc nhiên vì chính Sếp của tôi đã nhận biết được việc đó từ cách đây rất lâu – ngay từ hết tháng đầu tiên tôi thử việc. Sếp tôi thấu hiểu được sự tình nên đã nhanh chóng ký duyệt đơn nghỉ việc của tôi. Khi kí đơn, trên nét mặt của sếp không phải là sự luyến tiếc hay buồn da diết. Trong đôi mắt ấy, tôi thấy toát lên niềm hi vọng & niềm kiêu hãnh tột bậc. 

Vào ngày cuối cùng làm việc, sếp gọi tôi vào phòng họp, dúi nhẹ vào tay tôi 1 mảnh giấy note nhưng kêu tôi đừng vội mở ra mà hãy đợi đến khi qua được chỗ làm mới hãy mở. Tôi vô cùng tò mò, nhưng cũng giữ chữ tín của mình mà kẹp tờ giấy vào quyển sổ tay của mình. Chúng tôi trao đổi địa chỉ email, số điện thoại & thông tin mạng xã hội cho nhau. Trước khi rời đi, tôi không quên mời người sếp đáng kính của mình một bữa tiệc nhẹ – bên cạnh những ly cocktail, những miếng khoai tây rán & những trải nghiệm cuộc đời. 

Giữ đúng lời hứa, đến khi qua chỗ làm mới, tôi mở mảnh giấy note của vị sếp khi xưa. Đó là những dòng nhắn nhủ “từ tận trái tim của một nhà lãnh đạo chân ái”: “Năng lực của bạn vượt xa những gì bạn nghĩ bạn có thể làm. Cảm ơn cậu, vì đã cho tôi có cơ hôi được trở thành một người cấp trên cho một nhân viên tài ba, xuất chúng như cậu.” 

Khép lại mảnh thư tay, tôi chợt bắt gặp hình ảnh của sếp mình trên mạng xã hội trước banner, hoa mừng khai trương và những chai rượu Champagne nhân dịp khánh thành doanh nghiệp mà vị sếp cũ của tôi chính là vị CEO ở giữa hình.

Tôi chợt nghĩ: Không biết sếp mình còn thích vị cocktail xưa & những dĩa khoai tây chiên thơm ngậy không nhỉ? 

Không quan trọng bạn ở đâu. Quan trọng vẫn chính là bạn ở với ai 

Ngạn ngữ có câu: “Không quan trọng bạn đi đến đâu. Quan trọng vẫn là bạn đi cùng ai”. Lửa thử vàng, gian nan thử sức người. Quan trọng rằng: Trong chốn nhiễu nhương tối tăm đó, bạn có tìm cho mình được “vị thiên thần mang ánh sáng hi vọng” đến cho mình hay không? 

Nếu tìm được, hãy trân quý họ. Trân quý sếp của bạn, như cách mà họ đã tin tưởng & uỷ thác cho bạn phần niềm tin của họ. Hãy nói với họ về những khó khăn mà bạn đang gặp phải, chính họ sẽ là người giúp mang bạn trở lại cán cân quỹ đạo cuộc đời. 

Và cũng đừng quên rằng: Người cuối cùng quyết định cuộc đời này là bạn. Bạn chính là trung bình cộng của 5 người xung quanh bạn đấy. Nếu những người xung quanh bạn không khiến bạn cảm thấy cuộc đời tươi đẹp hơn, đừng ngần ngại mà tìm cho mình một cơ hội ở nơi tốt hơn. Tuy nhiên trước khi đi, cũng đừng quên thể hiện sự biết ơn của mình với người sếp đáng quý đã giúp bạn trong những tháng ngày khó khăn nhé. Một bữa ăn nhẹ & những câu chuyện là đủ để giúp nâng tầm mối quan hệ của 2 người rồi.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers