Lượt Xem 3 K

1. Không công khai chê trách

Trong công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi mà bạn cũng phải trải qua rất nhiều sóng gió trong đó những sự chê trách của sếp luôn áp lực nhất. Cho dù bạn là ai và bạn đang làm công việc gì, chắc chắn bạn sẽ không thích nghe những lời chê bai, chỉ trích công khai trước mặt người khác trong công việc. 

Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi và cách ứng xử với sai lầm dành cho nhân viên của cấp trên sẽ cho thấy sự tinh tế trong năng lực quản lý. Với những đóng góp cống hiến của nhân viên, sếp luôn công khai khen ngợi trước mặt mọi người nhưng với sai lầm, sếp chỉ nói riêng để bạn nghe thấy và rút kinh nghiệm thì điều chắc chắn rằng, bạn có thể tự hào vì đã có một người cấp trên quá tâm lý.

2. Kiên nhẫn và lắng nghe

Được lắng nghe là một trong các nhu cầu hàng đầu của bất cứ nhân viên nào, khi được cấp trên lắng nghe ý kiến, bạn sẽ cảm thấy mình được tôn trọng hơn và thấy vai trò của mình phần nào quan trọng trong mắt cấp trên. Điều này cũng là yếu tố giúp bạn nỗ lực hơn rất nhiều để có những ý kiến hay, ý tưởng có giá trị. Bạn sẽ thoải mái thể hiện quan điểm và suy nghĩ cá nhân hơn, thậm chí thúc đẩy sự sáng tạo mà ngay cả khi mà bạn cũng không thể ngờ tới.

Để có được sự kiên nhẫn của sếp, bạn hãy quan sát nét mặt sếp trong lúc nghe ý kiến của một nhân viên không có tài ăn nói. Nếu sếp vẫn giữ thái độ chăm chú, kiên nhẫn lắng nghe, không tỏ vẻ khó chịu thì đó đích thị là một người sếp tốt. Bởi hơn cả lời nói, chính những biểu cảm trên gương mặt sếp sẽ giúp bạn tự tin hơn vì có cảm giác được tôn trọng  khi đưa ra ý kiến.

3. Có thể tâm sự ngoài công việc

Ngoài công việc, nếu bạn có thể thoải mái chia sẻ với sếp những vấn đề khác như: gia đình, học tập, bạn bè… thì lúc này, bạn và sếp đã trở thành những người bạn thật sự, chứ không chỉ dừng lại ở mối quan hệ công việc. Một người luôn quan tâm đến đời sống của cấp dưới chắc hẳn không phải là một cấp trên tồi.

Những giây phút ngồi lại cùng nhau thư giãn và chia sẻ với cấp trên sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa sếp và bạn. Ngoài ra, đây cũng là lúc bạn hiểu rõ thêm về người cấp trên của mình. Việc làm này sẽ tạo ra sự khích lệ cũng như giảm căng thẳng trong công việc  đối với bạn.

4. Công bằng với tất cả nhân viên

Nếu tiêu chí để sếp bạn đánh giá nhân viên là dựa trên năng lực chứ không phải sự nịnh nọt hay hợp nhau về tính cách thì bạn có thể tin tưởng rằng, đây chính là người sếp lý tưởng để bạn gửi gắm bản thân cho chặng đường phát triển sắp tới.

Việc đánh giá công bằng chính là yếu tố cần vô cùng quan trọng bởi đa số nhân viên làm việc không chỉ vì đam mê hay muốn cống hiến, mà trên hết họ cần nguồn thu nhập, sự công nhận và khả năng thăng tiến trong công việc. Vì vậy, nếu công sức của bạn bỏ ra không được nhìn nhận một cách chính xác, rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản và mất động lực làm việc, nghiêm trọng hơn là hình thành những mâu thuẫn ngầm trong nội bộ doanh nghiệp.

Tìm được một người sếp tốt là vô cùng quan trọng, hãy suy nghĩ về việc tìm kiếm một môi trường mới nếu như bạn chưa tìm được công việc tốt, đúng khả năng và một người sếp đủ tốt cho mình. Còn nếu như bạn đang có một người sếp tốt nhờ nhận thấy 4 đặc điểm như trên hãy tự hào và cố gắng nhé. Chúc các bạn luôn thành công!

Xem thêm: Tại sao nên cập nhật CV ngay cả khi có việc?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Bài Viết Liên Quan

Cách sếp âm thầm khiến nhân viên phải tự bỏ việc

Công việc ngày càng ít, không được tham gia vào các cuộc họp hay sự kiện quan trọng có thể là dấu hiệu của việc bị âm thầm sa thải, theo Insider..

Tra Cứu Lộ Trình Sự Nghiệp

Giới Thiệu Công Cụ Tra Cứu Lộ Trình Sự Nghiệp Đa Ngành "Career Path - Review To Renew”

Bạn đã trải qua bao nhiêu ngã rẽ trong sự nghiệp của mình? Bạn lựa chọn như thế nào khi đứng trước ngã rẽ ấy? Có những người có thể chọn đúng ngành đúng nghề ngay từ bước đầu tiên, nhưng cũng có những người phải đôi ba lần thử sức mới có thể đi đến một quyết định phù hợp với bản thân. Vậy điều gì sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn chuẩn chỉnh cho sự nghiệp của riêng mình?  

Làm gì để "lật ngược thế cờ" khi đi làm nhưng không thể hòa hợp với sếp

Sẽ không hiếm trường hợp, những mối quan hệ tốt nhất ở công sở cũng đi đến chỗ rạn nứt. Nhưng nếu mối quan hệ của bạn với sếp đang gặp vấn đề thì trao đổi về công việc cũng sẽ không được như mong đợi. Có nhiều lý do để điều đó xảy ra, có thể bạn đã đánh mất lòng tin của họ, hoặc đã lâu không làm việc trực tiếp hoặc có thể bạn và sếp của mình chưa bao giờ thực sự hòa hợp với nhau. Dù lý do là gì, làm cách nào để “lật ngược thế cờ khi đi làm mà không thể hòa hợp với Sếp?

Một người sếp "chưa tốt" sẽ dạy cho ta những gì?

Khi bước vào một môi trường làm việc mới, chúng ta sẽ không biết mình sẽ nhận được sự quản lý từ ai và họ là người như thế nào. Tuy nhiên, sẽ là may mắn nếu sếp của bạn là một người luôn có tâm với với đồng đội, có chuyên môn giỏi, luôn thẳng thắn và hướng dẫn tận tình. Nhưng nếu không may bạn gặp phải một người sếp “chưa tốt” thì liệu bạn có học hỏi được gì từ họ hay không? Đừng quá lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Vì sao nhân viên lại thích sếp hài hước?

Hài hước là một nét tính cách đáng quý, góp phần giúp môi trường làm việc giảm bớt căng thẳng. Thế nhưng, hiện nay nhiều nhà quản lý vẫn cho rằng hài hước là việc vô ích, không có tác dụng trong việc quản lý nhân sự, thậm chí còn khiến nhân viên có tư tưởng “không sợ”, coi sếp giống như mình. Theo một số nghiên cứu cho rằng, các nhà lãnh đạo có tính hài hước tạo nhiều động lực làm việc hơn 27%, tập thể gắn bó với nhau hơn so với sếp không vui tính. Vậy, vì sao nhân viên lại thích người quản lý hài hước hơn? Khi nhắc về nhà lãnh đạo giỏi, mọi người thường chỉ ra họ có những đặc điểm như quyết tâm, tự tin,.. đồng thời, các chuyên gia cũng khẳng định, tính cách hài hước cũng có vai trò quan trọng không kém.

Bài Viết Liên Quan

Cách sếp âm thầm khiến nhân viên phải tự bỏ việc

Công việc ngày càng ít, không được tham gia vào các cuộc họp hay sự kiện quan trọng có thể là dấu hiệu của việc bị âm thầm sa thải, theo Insider..

Tra Cứu Lộ Trình Sự Nghiệp

Giới Thiệu Công Cụ Tra Cứu Lộ Trình Sự Nghiệp Đa Ngành "Career Path - Review To Renew”

Bạn đã trải qua bao nhiêu ngã rẽ trong sự nghiệp của mình? Bạn lựa chọn như thế nào khi đứng trước ngã rẽ ấy? Có những người có thể chọn đúng ngành đúng nghề ngay từ bước đầu tiên, nhưng cũng có những người phải đôi ba lần thử sức mới có thể đi đến một quyết định phù hợp với bản thân. Vậy điều gì sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn chuẩn chỉnh cho sự nghiệp của riêng mình?  

Làm gì để "lật ngược thế cờ" khi đi làm nhưng không thể hòa hợp với sếp

Sẽ không hiếm trường hợp, những mối quan hệ tốt nhất ở công sở cũng đi đến chỗ rạn nứt. Nhưng nếu mối quan hệ của bạn với sếp đang gặp vấn đề thì trao đổi về công việc cũng sẽ không được như mong đợi. Có nhiều lý do để điều đó xảy ra, có thể bạn đã đánh mất lòng tin của họ, hoặc đã lâu không làm việc trực tiếp hoặc có thể bạn và sếp của mình chưa bao giờ thực sự hòa hợp với nhau. Dù lý do là gì, làm cách nào để “lật ngược thế cờ khi đi làm mà không thể hòa hợp với Sếp?

Một người sếp "chưa tốt" sẽ dạy cho ta những gì?

Khi bước vào một môi trường làm việc mới, chúng ta sẽ không biết mình sẽ nhận được sự quản lý từ ai và họ là người như thế nào. Tuy nhiên, sẽ là may mắn nếu sếp của bạn là một người luôn có tâm với với đồng đội, có chuyên môn giỏi, luôn thẳng thắn và hướng dẫn tận tình. Nhưng nếu không may bạn gặp phải một người sếp “chưa tốt” thì liệu bạn có học hỏi được gì từ họ hay không? Đừng quá lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Vì sao nhân viên lại thích sếp hài hước?

Hài hước là một nét tính cách đáng quý, góp phần giúp môi trường làm việc giảm bớt căng thẳng. Thế nhưng, hiện nay nhiều nhà quản lý vẫn cho rằng hài hước là việc vô ích, không có tác dụng trong việc quản lý nhân sự, thậm chí còn khiến nhân viên có tư tưởng “không sợ”, coi sếp giống như mình. Theo một số nghiên cứu cho rằng, các nhà lãnh đạo có tính hài hước tạo nhiều động lực làm việc hơn 27%, tập thể gắn bó với nhau hơn so với sếp không vui tính. Vậy, vì sao nhân viên lại thích người quản lý hài hước hơn? Khi nhắc về nhà lãnh đạo giỏi, mọi người thường chỉ ra họ có những đặc điểm như quyết tâm, tự tin,.. đồng thời, các chuyên gia cũng khẳng định, tính cách hài hước cũng có vai trò quan trọng không kém.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.