• .
adsads
Untitled design 6
Lượt Xem 27 K

Dù lý do bạn rời bỏ công việc cũ là gì đi chăng nữa, đây có thể được xem vừa là một cơ hội giúp bạn thoát khỏi bộn bề, tận hưởng cuộc sống hoặc tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của mỗi người.

Và cũng chính tại những bước chuyển giao công việc mới này, nhà tuyển dụng luôn luôn chú ý đến lý do khiến bạn rời bỏ công ty cũ. Vì vậy, đây có thể được xem là câu hỏi quốc dân của rất nhiều nhà tuyển dụng trước khi quyết định liệu bạn có phù hợp với công ty không.

Vậy nên, dù lý do của bạn có theo chiều hướng thế nào đi chăng nữa, trước tiên cũng hãy luôn chuẩn bị tinh thần cho câu hỏi này.

Hãy cùng điểm qua những mẹo “nhỏ nhưng có võ” giúp bạn dễ thở hơn khi trả lời câu hỏi khó này nhé!

 

1. Hiểu rõ lý do tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi bạn điều đó

Việc nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này cốt lõi là muốn kiểm tra xem liệu tính cách, chuyên môn của bạn có phù hợp. Thông qua lý do bạn nghỉ việc cũng như tính cách của bạn, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận biết được liệu bạn có phải là ứng viên thích hợp cho vị trí tuyển dụng hiện tại của công ty.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khác đến từ việc những mối quan hệ mà bạn đã thiết lập tại công ty cũ. Thông qua danh sách thông tin những người giới thiệu (có thể được liệt kê trong CV), nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra được mối quan hệ của bạn với những người cấp trên của bạn. Suy cho cùng, họ muốn biết được rằng: Liệu có một nguyên nhân khách quan khiến bạn phải rời công ty, hay chính bạn là nguyên nhân khiến công ty phải mời bạn ra đi?

 

2. Biết cách trả lời đúng trọng tâm

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: "Vì sao bạn nghỉ công việc trước đây?"

Mặc cho lý do của bạn có đi theo chiều hướng nào, cũng luôn nhớ giữ lại cho mình một nguồn năng lượng tích cực. Thay vì trả lời rằng, mình muốn chạy trốn khỏi một mớ hỗn độn, hãy thử trả lời rằng bạn muốn vươn xa để tìm cho mình những cơ hội mới nhiều tiềm năng để bản thân phát triển nhiều hơn.

Tôi không muốn rời bỏ công ty cũ, mà chính công ty bạn mới là thỏi nam châm hít tôi đến đây.

Thay vì luyên thuyên với nhà tuyển dụng về lý do bạn nghỉ công việc cũ, hãy cho họ thấy rằng chính công ty của họ là nguồn động lực lớn nhất khiến bạn muốn nghỉ việc. Đó có thể là bởi vì văn hoá của công ty hoặc là những dự án mà công ty đang triển khai.

Tôi yêu quý khoảng thời gian ở đấy, nhưng trong thâm tâm lại luôn muốn đi tìm những thử thách mới.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: "Vì sao bạn nghỉ công việc trước đây?"

Bên cạnh việc cho thấy rằng bạn là một người tử tế, tôn trọng nơi làm việc cũ cũng như cấp trên của mình, câu trả lời này còn cho thấy được những khát vọng của ứng viên khi trở thành một phần của tổ chức mới.

Không ai lại nỡ lòng nói lời chối từ với một ứng viên có chí cầu tiến. Thậm chí, việc thể hiện quyết tâm phấn đấu pha lẫn một chút tham vọng ngay từ lần đầu gặp mặt còn giúp bạn gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

Vị trí của bạn phù hợp với sở thích, nguyện vọng và kinh nghiệm của tôi.

Một lý do khác giúp bạn dễ dàng tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng hơn chính là việc khẳng định vị trí mới này phù hợp hơn với năng lực, kinh nghiệm của bản thân. Không có điều gì là sai nếu bản thân muốn tìm một nơi phù hợp để có thể tận dụng triệt để những kỹ năng, học vấn và ứng dụng hiệu quả chúng.

Đó là một lý do khách quan nhưng lại có tác động lớn đến với công việc của tôi.

Có một sự thật rằng: Đôi khi có những lý do khách quan buộc bạn phải chấp nhận với quyết định thay đổi công việc của mình: Gia đình bạn di chuyển đi xa, hay vợ của bạn phải nhận việc ở một quốc gia khác. Nhà tuyển dụng cũng không lấy gì làm khó chịu trước những hoàn cảnh thế này. Trái lại, họ còn dễ dàng tạo cơ hội cho bạn với công việc mới, với hy vọng bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn với công việc của mình.

Tôi bị cắt giảm biên chế.

Trừ khi sự thật là như thế, bằng không thì đây không hẳn là 1 lý do dễ nghe đối với nhà tuyển dụng.

Trong trường hợp bạn bị cắt giảm biên chế thực sự, hãy thành thật. Vì vốn dĩ, việc thay đổi cấu trúc của một tổ chức cũng phần nào ảnh hưởng rất nhiều đến bộ máy vận hành nhân sự bên dưới. Một nhà tuyển dụng có thâm niên sẽ dễ dàng hiểu được vấn đề và hỏi rõ hơn từ trải nghiệm của bạn, đồng thời chính họ cũng sẽ rút ra những bài học cho riêng mình, để tránh tình trạng tương tự tái diễn.

Luôn luôn hướng mắt về những điều tích cực

Hãy luôn nhớ rằng: Dù lý do của bạn là gì, cũng đừng nhìn chúng bằng một ánh mắt bi quan và tiêu cực. Việc đưa ra những lý do chống chế về tổ chức cũ không chỉ khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng, mà còn chứng minh sự thiếu kiên nhẫn và một thái độ “khó lòng dung hoà” của bạn.

— HR Insider / Theo Career Addict —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Cập nhật tình hình tuyển dụng đa dạng việc làm tại VietnamWorks:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Được HR hỏi ''Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?'', người EQ cao trả lời thế này là được trải thảm mời về

“Lý do em nghỉ việc ở công ty cũ là gì?” là thường rồi. Nay nhiều HR còn làm khó ứng viên với câu hỏi “Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?” nữa cơ. Thể hiện ngay EQ cao với câu trả lời “đỉnh” trong bài viết dưới đây để được HR “trải thảm đỏ” mời về bạn nhé!

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính nhất tháng 10 trong bài viết dưới đây. Cùng VietnamWorks check xem bạn có thuộc TOP 3 “khó ở” này không nhé!

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Bài Viết Liên Quan

Được HR hỏi ''Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?'', người EQ cao trả lời thế này là được trải thảm mời về

“Lý do em nghỉ việc ở công ty cũ là gì?” là thường rồi. Nay nhiều HR còn làm khó ứng viên với câu hỏi “Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?” nữa cơ. Thể hiện ngay EQ cao với câu trả lời “đỉnh” trong bài viết dưới đây để được HR “trải thảm đỏ” mời về bạn nhé!

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính nhất tháng 10 trong bài viết dưới đây. Cùng VietnamWorks check xem bạn có thuộc TOP 3 “khó ở” này không nhé!

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers