adsads
11 1200x900 1
Lượt Xem 874

Kết thân với đồng nghiệp nhanh chóng

Khi bạn không có người hướng dẫn bên cạnh, chiếc phao cứu sinh cho bạn chính là đồng nghiệp mà bạn kết thân để giải đáp những thắc mắc về công việc của mình. Đồng nghiệp của bạn có thể đã có kinh nghiệm trong việc trải qua giai đoạn huấn luyện gây hoang mang như này, chính vì thế, họ có thể là người sẵn sàng giúp bạn ổn định. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu cuộc trò chuyện thân thiện ngay từ đầu. Bởi vì trong công việc của bạn, bạn có một số nhiệm vụ không biết cách giải quyết như: bạn không nhớ cách vào tài khoản của mình ở công ty, quy trình hỗ trợ khách hàng,.. những lúc này bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của người thành thạo trong công việc đó.

Mặc dù nhóm đồng nghiệp của bạn sẽ trở thành một nguồn lực tuyệt vời giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình, nhưng việc đào tạo bạn lại không phải nhất thiết là một phần trong mô tả công việc của họ. Tuy họ có thể vui vẻ khi trả lời một số câu hỏi nhưng họ không thể dành một phần lớn thời gian làm việc của họ để giải thích chi tiết, cặn kẽ vấn đề của công việc cho bạn. Do đó, bạn cần phải tạo mối quan hệ với càng nhiều đồng nghiệp của bạn càng tốt, như thế bạn có thể hỏi được nhiều quá mà không lo mình chiếm dụng thời gian của một người quá nhiều và quan trọng hơn bạn cần phát triển các mối quan hệ và văn hóa làm việc theo nhóm trong suốt quá trình.

Nỗ lực thêm

Nếu như bạn mới bắt đầu nhận việc và trong quá trình thử việc, bạn cam kết với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ đạt được kết quả công việc tốt thì bạn cần phải nỗ lực hơn bao giờ hết cho đến khi bạn đạt được mức kỳ vọng của người quản lý và bạn cảm thấy thoải mái hơn ở vị trí của bạn. Dù các nhân viên khác đều kết thúc công việc của họ vào lúc 17h, nhưng bạn có thể kết thúc công việc muộn hơn họ vì bạn cần ở lại để tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về công việc của mình.

Tùy vào vai trò của bạn và lĩnh vực mà bạn đang làm, bạn vẫn cần sự nỗ lực để thể hiện giá trị của bản thân mình. Việc ghi ra quyển sổ những gì bạn học hay những cách để xử lý tình huống không phải là điều thừa thãi. Có lẽ bạn cần thêm chút thời gian có thể là vào buổi sáng trước khi đi làm ở công ty hay buổi tối yên tĩnh để hiểu về những kiến thức chuyên môn của công việc hay tham gia vào các lớp học về những kỹ năng chuyên môn đó. Dù bạn lựa chọn cách tiếp cận ra sao, việc bỏ thêm chút thời gian và nỗ lực trong vài tuần đầu tiên sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt lớn.

Hãy hỏi khi bạn cần giúp đỡ

Trong một vài tuần đầu đi làm, có một số nhân viên mới gặp khó khăn trong vấn đề nhờ sự trợ giúp từ sếp, họ không dám hỏi và cảm thấy buồn bực khi sếp không chú ý tới mình. Thay vì ngồi ở bàn làm việc, đợi người quản lý hỏi bạn có cần sự trợ giúp gì không, bạn hãy chủ động tiếp cận sếp. Mặc dù việc đề nghị sếp mới giúp đỡ bạn là việc đáng sợ, nhưng điều này rất quan trọng, nếu bạn gặp khí khăn khi học một điều gì đó hoặc bạn chưa nắm rõ được quy trình làm làm việc, hay bạn không biết cần làm gì tiếp theo để hoàn thành công việc, thì bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của sếp. Dù sếp bận rộn với công việc của mình nhưng họ vẫn muốn bạn thành công trong công việc.

Tuy nhiên, không nên hỏi và yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn chưa thực sự làm gì hết. Người quản lý của bạn sẽ không biết chính xác những gì bạn đã hõ và những gì bạn cần giải quyết, họ sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra định hướng giúp bạn. Vì thế, hãy trình bày bạn đã tìm hiểu được những gì, bạn biết quy trình nào và bạn gặp vướng mắc ở đâu, sau đó, bạn sẽ được người quản lý hướng dẫn hoặc nhờ một nhân viên khác chỉ giúp bạn hay thậm chí, còn mở video đào tạo cách làm việc cho bạn. Bạn sẽ chẳng bị mất miếng thịt nào khi hỏi sếp, vậy nên, khi bạn cần tìm thứ gì đó hỗ trợ cho công việc, bạn nên mạnh dạn hỏi.

Thay đổi công việc và người quản lý 

Đã đến lúc, bạn cần chấp nhận việc tìm kiếm một nơi dừng chân khác, tìm một người quản lý quan tâm. Dù bạn đã cố gắng như thế nào để sếp chú ý tới bạn nhưng rõ ràng sếp không thích sự tồn tại của bạn trong nhóm làm việc của họ, đã đến lúc tìm kiếm điều mới. Nếu họ không quan tâm đến phát triển sự nghiệp của bạn, họ sẽ không ủng hộ bạn và khó có thể mong đợi đó dành thời gian xem xét tăng lương, thời gian thăng chức hoặc không dành thời gian xem xét việc mở rộng vai trò của bạn.

Mọi người đều xứng đáng có một công việc tốt, một người quản lý quan tâm đến thành tích cũng như mục tiêu làm việc của nhân viên. Bạn không thể tìm thấy điều đó ở công việc hiện tại, thì bạn nên dành thời gian tìm kiếm một công việc mới, chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều so với việc giao phó sự nghiệp của mình cho một ông chủ không có định hướng đến việc phát triển sự nghiệp của bạn.

Xem thêm: Ngồi làm việc cạnh sếp, cảm giác lúc đấy sẽ ra sao?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers