adsads
shutterstock 2162907999 1
Lượt Xem 4 K

1. Lý do dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc sau khi lấy thưởng

Năm mới đến, nhiều người ấp ủ ý định thay đổi công việc, tìm kiếm việc làm Tết cũng như một bước tiến mới cho sự nghiệp của mình, chẳng hạn như làm việc thực sự yêu thích, kiếm được nhiều tiền hơn hoặc chỉ đơn giản là chuyển về công ty gần nơi ở hơn.

Thông thường, những nhân viên đó đã có kế hoạch nghỉ việc từ trước Tết nhưng họ vẫn chờ đợi để nhận đầy đủ lương, thưởng và các đãi ngộ khác mà doanh nghiệp cung cấp vào dịp cuối năm. Bên cạnh đó, xu hướng nghỉ việc sau Tết cũng dẫn đến việc hầu hết các doanh nghiệp buộc phải bổ sung nhân sự, tạo nên một thị trường tuyển dụng tấp nập hơn, mở ra cơ hội cho nhiều ứng viên hơn.

Rõ ràng, một số nhân viên ngay cả những người được quản lý tin tưởng và đánh giá cao vẫn đang mơ ước có khởi đầu tốt đẹp hơn tại công ty mới. Vì vậy, người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp bổ sung để giữ chân người lao động trong khoảng thời gian quan trọng này.

2. Cách ứng phó tình trạng nghỉ việc sau khi lấy thưởng

Triển khai đào tạo nội bộ

Một trong những cách nhanh nhất để giúp việc nhân viên tiếp tục làm việc sau khi lấy thưởng trong doanh nghiệp hiệu quả, giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên đó là đảm bảo họ cảm thấy hài lòng ngay từ đầu thông qua việc xây dựng và triển khai chương trình onboard và đào tạo nội bộ phù hợp. Đảm bảo cho nhân viên luôn cảm thấy hào hứng khi làm việc và gắn bó lâu dài với công ty. 

Thể hiện sự đánh giá tích cực, đưa ra lời khen ngợi kịp thời

Một trong những cách hiệu quả nhất để giữ nhân viên là đưa ra những đánh giá tích cực, sẵn sàng khen thưởng khi họ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ. Lời khen sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ được coi trọng. Nhìn chung, thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên là công việc vô cùng quan trọng của các quản lý, vì nó ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên, từ đó quyết định xem họ có muốn tiếp tục gắn bó với công ty hay không.

Cung cấp cơ hội thăng tiến

Doanh nghiệp cần tạo ra một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng và được chia sẻ với toàn thể nhân viên công ty thông qua các trang mạng nội bộ. Điều này sẽ cho phép nhân viên được tìm hiểu rõ hơn về các mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cảm thấy như mình là một phần không thể thiếu của công ty. Thêm vào đó, nhân viên có thể biết những kỹ năng kiến thức họ cần phải có để có được vị trí tốt hơn trong doanh nghiệp.

Cùng kết nối trao đổi

Các vấn đề đối với kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ giữa quản lý và nhân viên. Sự thiếu kết nối, mất liên lạc, sơ suất trong phản hồi công việc thể hiện nhà quản lý không quan tâm đến nhân viên của mình. Nếu có thể, hãy phác thảo kế hoạch thay đổi cách giao tiếp với nhân viên. Đừng ngại trao đổi thẳng thắn với họ, dù với vấn đề trong công việc hay quan tâm đúng mực tới cuộc sống cá nhân, gia đình, v.v.

Để có thể xây dựng được một giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc hiệu quả là điều không dễ dàng, nhưng cũng không quá khó nếu như bạn áp dụng những gợi ý trên đây của Testcenter. Chúc bạn cùng doanh nghiệp có thể giữ chân thật nhiều nhân tài và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh!

Xem thêm: Là Gen Z, chúng ta bị bắt nạt công sở và thao túng tâm lý như thế nào?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers