adsads
Untitled design 40
Lượt Xem 2 K

Đã bao giờ bạn bị sếp la mắng khi phạm phải một sai lầm trong công việc chưa? Hay thậm chí việc đó bạn không làm sai nhưng vẫn bị sếp mắng? Vậy bạn đã làm gì khi đứng trước tình huống “dầu sôi lửa bỏng” đó? Hãy học hỏi văn hóa làm việc của người Nhật khi sếp “bốc hỏa” để có những cách ứng xử phù hợp.

 

1/ Văn hóa làm việc của người Nhật – Lời xin lỗi luôn là câu cửa miệng thể hiện sự tôn trọng và lịch sự

Người Nhật có ít nhất 20 cách xin lỗi khác nhau để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp. Đặc biệt là trong những tình huống nơi công sở, khi gặp phải những điều không may và bị trách mắng từ cấp trên, điều đầu tiên họ làm chính là nói lời xin lỗi.

Ở Nhật Bản, lời xin lỗi dường như ăn sâu vào cốt cách và lối sống của người dân. Tuy rằng họ không bao giờ xin lỗi nếu không cần. Nhưng họ luôn đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được nó và nói ra lời xin lỗi. Và tất nhiên, lời xin lỗi có một sức mạnh rất mạnh mẽ, nó xoa dịu lỗi lầm và giúp bạn nhận được sự tha thứ.

Ở công sở, sếp là người ở vị trí cao hơn bạn và họ cũng là người giàu kinh nghiệm hơn bạn trong công việc. Do đó, khi họ phàn nàn một vấn đề nào đó, bạn nên tiếp nhận nó một cách cẩn trọng và kèm theo lời xin lỗi chân thành để chữa cháy kịp thời trong tình huống sếp nổi nóng.

 

2/ Văn hóa làm việc của người Nhật – Lắng nghe một cách chân thành 

“Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là cả một nghệ thuật”. Xung đột luôn xảy ra khi chúng ta không chịu lắng nghe. Mỗi người bảo vệ quan điểm của mình và không chịu hiểu cho quan điểm của đối phương chính là ngọn nguồn của mọi cuộc tranh luận.

Vì thế, khi bị sếp trách móc, đừng vội phản bác ngay lập tức. Hãy lắng nghe trước đã, hãy để sếp được nói hết vấn đề sếp muốn và bạn cần lắng nghe chúng thật cặn kẽ với một thái độ chân thành và nghiêm túc.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có khả năng lắng nghe rất tốt ở châu Á. Họ lắng nghe cả những lời góp ý tích cực lẫn tiêu cực. Đó là lý do vì sao người Nhật luôn làm mọi thứ rất tốt, không ngừng hoàn thiện và phát triển đất nước.

 

3/ Văn hóa làm việc của người Nhật – Dùng hành động để sửa chữa sai lầm

Người Nhật Bản không bao giờ nói suông một cách sáo rỗng. Mỗi lời họ nói đều luôn đi đôi với hành động. Chính vì thế, thay vì hứa hẹn “em sẽ làm tốt, em sẽ khắc phục,…”, họ luôn hành động ngay lập tức bằng cách đưa ra những phương án “chữa cháy” sớm nhất có thể.

Đừng bao giờ hứa suông với sếp rằng bạn sẽ làm nó tốt như thế này hoặc thế kia. Hãy dùng những từ định lượng để chắc chắn hơn. Ví dụ: em sẽ đảm bảo sửa chữa lỗi lầm này trong ngày mai và nộp lại cho sếp lúc 8h sáng mai.

Đây cũng là một trong những điểm đáng học hỏi về văn hóa làm việc nơi công sở của người Nhật.

 

4/ Không tái phạm cùng một lỗi lầm 

Sai lầm lần thứ nhất là điều có thể chấp nhận, thế nhưng biết sai mà vẫn tái phạm là điều không thể chấp nhận. Người Nhật luôn lắng nghe rất cẩn trọng và họ không bao giờ cho phép mình được tái phạm cùng một lỗi. 

Vì thế, để cấp trên không phải liên tục nổi giận với bạn thì đừng bao giờ để mình phạm sai lầm tương tự. Bạn nên cẩn trọng hơn trong công việc, bởi rất có thể ở lần đầu làm việc không suôn sẻ đã khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy tốt về bạn rồi đấy.

 

5/ Quan sát đến cảm xúc của sếp để “phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”

Bạn hãy là một người tinh tế như người Nhật. Người Nhật luôn cư xử rất khôn khéo trong văn hóa làm việc của người Nhật. Họ luôn chú ý quan sát đến cảm xúc của sếp để biết được sếp thường nổi giận về những vấn đề gì, từ đó có thể hạn chế và tránh xảy ra những lỗi sai tương tự hoặc khi liên quan đến vấn đề đó, họ sẽ làm nó một cách cẩn trọng hơn.

“Xin lỗi – lắng nghe – sửa chữa – không tái phạm” là 4 điều đáng học hỏi trong văn hóa làm việc của người Nhật. Đừng cảm thấy mình bị tổn thương hoặc tự ái vì bị sếp mắng. Bởi trở ngại lớn nhất của thành công không phải là sợ sai lầm, mà đó là khi bạn không biết mình sai ở đâu để sửa. Do đó, cứ tiếp nhận lời góp ý có chút nặng nề của sếp để hoàn thiện mình hơn bạn nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers