adsads
Shutterstock 2224761113 1
Lượt Xem 715

1. Tại sao cần xây dựng môi trường làm việc?

Mọi nhân viên đều luôn kiếm tìm và mong muốn sẽ được trải nghiệm trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất. Nói một cách dễ hiểu thì môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như các vật dụng, máy móc, thiết bị bổ trợ, không gian làm việc… Bên cạnh đó bao gồm những điều kiện tinh thần như sự gắn kết, sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, giao tiếp trong tổ chức, văn hóa công ty… 

Môi trường làm việc có thể ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng công việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Một môi trường tốt sẽ thúc đẩy hiệu suất của nhân viên, giúp nhân viên phát triển năng lực, kỹ năng chuyên môn, kiến thức cũng như kinh nghiệm. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố giúp giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với công ty, nhờ đó giảm bớt chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới, tạo sự ổn định nguồn nhân lực và sớm hoàn thành các mục tiêu chiến lược.  

2. Những yếu tố xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng

Xây dựng môi trường làm việc cởi mở

Trong một xã hội phát triển không ngừng như hiện nay, thì xây dựng môi trường làm việc cởi mở là điều hết sức cần thiết. Bởi môi trường làm việc sẽ giúp nhân viên có thể tự do nêu lên suy nghĩ quan điểm cá nhân, là nơi tạo cơ hội cho nhân viên được phát huy hết khả năng làm việc. Môi trường làm việc mở là nơi sẵn sàng và chấp nhận sự thay đổi để tổ chức phát triển đi lên. Việc làm việc trong một môi trường cởi mở cũng là điều kiện để nhân viên nỗ lực tạo ra những giá trị lớn lao hơn cho doanh nghiệp.

Cơ sở vật chất tốt

Yếu tố mà doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là xây dựng tốt cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất nói chung chính là các thiết bị văn phòng được trang bị một cách tốt nhất để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu làm việc cho nhân viên. Đây đều là những vật dụng thiết yếu cần có trong một doanh nghiệp, dù là ở bất kỳ ngành nghề nào. Bên cạnh đó, không gian làm việc tốt sẽ tạo nên một tinh thần làm việc thoải mái và gia tăng năng suất công việc của nhân viên. Từ đó, họ có thể thoải mái sáng tạo, thể hiện năng lực bản thân và đáp ứng tốt những mong đợi từ phía nhà quản lý.

Tạo cơ hội thăng tiến và đào tạo phát triển nhân viên

Một môi trường làm việc lý tưởng không thể thiếu các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên. Khi biết cách đào đạo giúp họ phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp, nhà quản lý cũng sẽ có một lực lượng lao động chất lượng hơn nhiều. Ngoài ra, việc thực hiện đào tạo và phát triển cho nhân viên còn hạn chế tỷ lệ thay thế nhân viên trong doanh nghiệp.

Chế độ đãi ngộ tốt

Lương, thưởng, chế độ phúc lợi được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để xem xét môi trường làm việc lý tưởng và đưa ra quyết định gắn bó lâu dài của nhân viên đối với công ty. Việc đưa ra mức lương, thưởng dựa trên hiệu suất và thái độ làm việc chính là cách hợp lí nhất để thỏa mãn nhân viên của bạn. Một văn hóa công sở thường xuyên công nhận thành tích của mỗi cá nhân thường sẽ là tạo một môi trường làm việc tích cực, điều này vừa giúp tăng hiệu quả công việc của nhân viên mà họ còn được truyền thêm động lực để cống hiến hết mình.

Từ những điều chia sẻ trên đây, bài viết hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ tìm ra cách để tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng. Từ đó phát triển tinh thần làm việc và ý chí cống hiến của nhân viên, giúp doanh nghiệp sớm đạt được những thành tựu đáng mong đợi.

Xem thêm: Có nên cung cấp các đặc quyền riêng cho nhân sự?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers