adsads
6 dieu ung vien hay phan nan khi ung tuyen tai cac cong ty 1
Lượt Xem 17 K

Trong mùa cao điểm tuyển dụng, ứng viên có nhiều lựa chọn hơn khi tìm việc. Đối với các công ty, mọi nỗ lực thu hút nhân tài sẽ vô ích nếu mắc phải những sai lầm sau. Đây cũng chính là 6 điều ứng viên hay phàn nàn khi ứng tuyển tại các công ty. Có thể đó cũng là lý do bạn đang mất cơ hội chiêu mộ nhân tài.

 

Nhà tuyển dụng “bặt vô âm tín”

“Chờ đợi trong hy vọng” có lẽ là bức xúc chung của rất nhiều ứng viên. Nhà tuyển dụng nên xác định một khoảng thời gian nhất định (khuyến khích trong vòng 3 ngày làm việc) để trả lời ứng viên về tình trạng hồ sơ, đồng thời giải thích về quy trình ứng tuyển để ứng viên có sự chuẩn bị.

Nếu họ hoàn toàn không phù hợp với vị trí ứng tuyển, công ty càng nên sớm thông báo để họ tập trung tìm kiếm những cơ hội mới thay vì chờ đợi trong vô vọng.

 

Quy trình tuyển dụng kéo dài

Mất 1 tuần sàng lọc hồ sơ, 3 ngày sau phỏng vấn qua điện thoại, 1 tuần sau phỏng vấn trực tiếp vòng 1, 1 tuần sau phỏng vấn lần 2…quy trình tuyển dụng kéo dài có lẽ là điều khiến nhiều ứng viên ngán ngẩm. Một ứng viên cho biết, trong buổi phỏng vấn vòng 2, anh ấy phải trả lời lại những câu hỏi phỏng vấn vòng 1!? Nếu tìm kiếm nhân tài không phải là ưu tiên trong danh sách việc làm của bạn thì có lẽ bạn chưa thực sự cần họ.

 

Lỗi ở những “bài kiểm tra”

“Bạn không cần hỏi về nha khoa khi bạn đang tuyển một bác sĩ khoa thần kinh” – Bác sĩ Sahil Mittal. Nhiều ứng viên giỏi đã không vượt qua các đợt tuyển dụng chỉ vì các bài kiểm tra năng lực, lý luận,…Nhất là đối với những ứng viên đang đi làm, họ không có nhiều thời gian để chuẩn bị một bản kế hoạch marketing cho cả năm.

 

Mức lương không linh hoạt

Nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng “bóp chặt” mức lương đề nghị với ứng viên để tiết kiệm chi phí cho công ty. Hãy cẩn thận vì chi phí (chưa tính công sức và thời gian) để tìm kiếm ứng viên khác có thể cao hơn. Một vài ngàn đô la có thể lớn đối với một cá nhân nhưng chẳng là mấy với một công ty lớn.

 

Một vị trí làm đủ thứ việc

Thật tuyệt vời nếu một công việc cho phép bạn học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới. Tuy nhiên sẽ chẳng ai muốn nhận một công việc yêu cầu họ vừa làm phiên dịch, bán hàng, trợ lý kiêm thư ký. Những ứng viên có kinh nghiệm và tài năng sẽ không giờ ứng tuyển một công việc mà không rõ hướng phát triển chuyên môn cho sự nghiệp của mình.

 

Những câu hỏi phỏng vấn ngớ ngẩn

Điều này thường xảy ra khi người tham gia phỏng vấn không hiểu về vị trí mình đang tuyển. Thực tế đã xảy ra trường hợp một lập trình viên cừ khôi đã từ chối lời mời tuyển dụng bởi vì người phỏng vấn đã đặt câu hỏi rất dở và không liên quan, thậm chí yêu cầu anh ấy viết ngôn ngữ lập trình lên bảng trắng.

 

_ HR Insider _

>>> 4 lý do bạn nhận được ít hồ sơ ứng tuyển

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers