adsads
7 cach de cai thien chuong trinh phat trien nhan vien 1
Lượt Xem 1 K

 

Đầu tư đúng đắn cho các chương trình đào tạo và phát triển đang là một trong những thử thách quan trọng cho những nhà quản lý. Không may, dù đã chi hàng trăm tỉ đô cho những chương trình này, các nhà quản lý cấp cao vẫn vật lộn với bài toán cải thiện hiệu quả làm việc.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, một chương trình nghiên cứu chuyên sâu đã được tiến hành, và từ nghiên cứu này, chúng tôi thấy được 7 thử thách các công ty phải vượt qua để tạo ra những chương trình thật sự hiệu quả.

1. Khơi dậy đam mê của những nhà lãnh đạo trong công tác huấn luyện nhân viên.

Trước đây, các nhà quản lí truyền lại kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng của mình thông qua huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp trong công việc. Nhưng trong thế giới nhiều cạnh tranh, phức tạp và toàn cầu như hiện nay, vai trò này đã trở nên phai nhạt. Các nhà quản lý đang bị quá tải với những trách nhiệm và không có đủ thời gian cho công việc huấn luyện và đào tạo. Các doanh nghiệp cần hỗ trợ, khuyến khích các nhà quản lí của mình thực hiện công việc này.

2. Đương đầu với nhu cầu đào tạo và phát triển trong ngắn hạn.

Trước đây những gì bạn học được có giá trị trong nhiều năm. Nhưng hiện nay, kiến thức và kĩ năng có thể trở nên lỗi thời trong chỉ vài tháng. Điều này khiến nhu cầu được học hỏi thường xuyên và đều đặn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó đòi hỏi tổ chức phải cân nhắc để việc đào tạo và phát triển vốn diễn ra thỉnh thoảng, trở thành một chương trình liên tiếp và thường xuyên.

3. Dẫn dắt nhân viên làm chủ việc phát triển sự nghiệp của họ.

Những chương trình có cấu trúc chặt chẽ, rập khuôn không còn hiệu quả nữa. Mọi cá nhân phải tự làm chủ và định hướng cho nhu cầu học tập, phát triển của bản thân. Đối với các nhà quản lý, đó là một sự cân bằng giữa việc điều chỉnh giải pháp cho từng cá nhân, trong khi vẫn tối ưu hóa chi phí và hiệu quả cho cả tổ chức.

4. Cung cấp các cơ hội học tập linh động.

Đề nghị nhân viên tham gia vào nhiều chương trình đào tạo và phát triển với khối lượng công việc vốn đã nhiều thường khiến họ cảm thấy quá tải và tự hỏi “Khi nào và làm thế nào mình mới tìm ra được thời gian?” Các công ty cần linh động các giải pháp để tạo ra các cơ hội học tập dễ dàng cho nhân viên của mình.

5. Đáp ứng nhu cầu học tập cho những đội làm việc từ xa

Hầu hết các tổ chức đều có nhân viên làm việc từ xa và ở nhiều khu vực khác nhau, điều này đòi hỏi sự sáng tạo hơn trong các chương trình huấn luyện đội/nhóm, bao gồm cả những khóa học chính thức, lẫn các kênh hướng dẫn và tư vấn không chính thức. Những nhân viên ở xa không có nghĩa là họ sẽ nằm ngoài những chương trình học tập và phát triển.

6. Xây dựng niềm tin về sự lãnh đạo của tổ chức.

Nhân viên luôn mong muốn sự rõ ràng, minh bạch, và thành thật từ lãnh đạo của họ. Không may, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại thường phải đối mặt với các vấn đề về niềm tin. Theo khảo sát của hiệp hội tâm lí học, cứ 4 nhân viên thì có 1 người nói rằng họ không tin tưởng chủ của mình, và chỉ có một nửa trong số đó tin rằng chủ của họ thật sự cởi mở và chân thành với họ. Nếu lãnh đạo xa rời hoặc từ chối chia sẻ những bài học kinh nghiệm của họ, thì đừng hi vọng nhân viên của mình vẫn hăng hái theo đuổi hành trình của riêng mình. Một thành ngữ cổ đã nói: “lãnh đạo là làm gương”. Nếu người quản lí muốn nhân viên của mình tham gia vào việc học tập và phát triển, họ cần thể hiện sự chủ động theo đuổi con đường học tập của riêng họ.

7. Kết hợp các cơ hội học tập với những phong cách học tập khác nhau.

Với 5 thế hệ tồn tại trong lực lượng lao động (thế hệ sinh trước 1945, thế hệ 1946-1964, thế hệ 1965-1980, thế hệ 1981-1995, và thế hệ sinh sau 1995), các tổ chức phải tái cấu trúc cách học tập của nhân viên, những công cụ và các hoạt động được sử dụng để hợp với những phong cách, sở thích, và kì vọng khác nhau. Ví dụ, thế hệ sinh sau 1980 đã quen với việc sử dụng điện thoại di động, máy tính, các thiết bị chơi game cầm tay, vì vậy, họ mong đợi được sử dụng những công nghệ này để hỗ trợ những hoạt động học tập của mình.

Bằng việc hiểu rõ xu hướng của các chương trình đào tạo và phát triển, các nhà quản lý sẽ chọn ra được các giải pháp đào tạo đúng đắn, tăng sức sáng tạo, năng suất làm việc, và sự gắn kết của nhân viên.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers