adsads
Untitled design 18
Lượt Xem 1 K

Sếp ơi tăng lương” là vấn đề muôn thuở trong đời đi làm của bất kỳ ai. Thế nhưng, không phải lúc nào đề cập đến vấn đề nhạy cảm này, sếp cũng gật đầu cái rụp và kí xét duyệt cho bạn. Sẽ lắm lúc, bạn phải đối mặt với những cái lắc đầu, những lần ậm ờ cho qua hay thậm chí là “em cần cống hiến nhiều hơn”!

Lúc này, hiển nhiên là bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác phẫn nộ, ấm ức và buồn bực thậm chí là buông lời “bóng gió”. Nhưng trước khi thẳng thừng đi đến bàn làm việc của sếp với 1 lá đơn xin thôi việc để tỏ rõ chí khí thì hãy cùng HR Insider nhìn lại một số điểm sau nhé!

 

Khảo sát lại mức lương kỳ vọng của bạn

Một trong những lí do phổ biến nhất của việc đề xuất tăng lương bị từ chối là kỳ vọng bạn đưa ra quá cao so với thực tế hay mặt bằng chung của công ty. Đành rằng bạn có thể chưa được nhận tương xứng với năng lực, đóng góp nhưng lương mới còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như chiến lược, tình hình kinh doanh của công ty. Vì thế, hãy chắc rằng bạn đã dành thời gian để tìm hiểu và phân tích về mức lương đề xuất của mình với mức lương ở vị trí tương tự trên thị trường.

 

Nhìn nhận lại năng lực của bản thân

Sau khi tìm hiểu về mức lương thị trường, điều tiếp theo bạn cần làm là tự đánh giá lại kĩ năng và đóng góp của mình trong thời gian qua. Bạn gặt hái được những thành quả có KPIs cụ thể nào không? Đừng chỉ cảm thấy hay hình dung rằng bạn đã cố gắng hết mình. Sếp chỉ muốn thấy những kết quả có số liệu rõ ràng hay sự tiến bộ vượt bậc. Hãy chắc rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết.

Khi đề xuất tăng lương bị cấp trên bác bỏ, bạn cần làm gì?

Xem xét lại thời điểm đề xuất

Một điều nữa bạn cần xem lại khi đề xuất tăng lương bị bác bỏ chính là thời điểm. Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để bạn trình bày nguyện vọng với công ty? Công ty có đang trong giai đoạn tài chính khó khăn, mùa cao điểm, lịch trình làm việc của sếp đang dày đặc? Bạn cần tỏ ra chuyên nghiệp và sắp xếp thời gian hợp lý để thảo luận với sếp về vấn đề này.

Trong trường hợp bạn đã đáp ứng đủ mọi tiêu chí trên nhưng sếp vẫn lắc đầu thì có lẽ bạn nên chuẩn bị cho cho tình huống xấu nhất là tìm kiếm một công việc khác với mức lương như mong muốn của mình. Thế nhưng, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định thay đổi. Mỗi bước đi hôm nay sẽ tạo ra con đường sự nghiệp của bạn trong tương lai. Hãy lựa chọn khi bạn đã thật sự sẵn sàng cho một hành trình mới!

Xem thêm >> Bí quyết deal lương khéo léo giúp bạn có được thu nhập như mong muốn

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers