adsads
Begin. Again Water Mark HR Insider
Lượt Xem 2 K

Thừa nhận bản thân chưa đủ giỏi trong một vấn đề nào và cần đến sự trợ giúp của một người khác để hoàn thành công việc vốn không phải là điều xấu, mà ngược lại đây còn được coi là hành động dũng cảm và thành thật. Nhưng trên con đường sự nghiệp, không phải lúc nào thừa nhận “Tôi không biết” cũng được đón nhận và giúp đỡ. Sẽ có lúc câu nói là điểm mạnh, giúp bạn thăng tiến trên sự nghiệp. Nhưng cũng có lúc nó chính là rào cản ngăn trở bạn chinh phục những nấc thang mới trong sự nghiệp. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ và nhận định của doanh nhân Thái Vân Linh cùng các nhà lãnh đạo cấp cao về vấn đề này tại sự kiện Begin.Again do VietnamWorks tổ chức nhé!

 

“Tôi không biết” – Là cơ hội hay rào cản sự nghiệp

Trong những năm đầu đi làm, kiến thức lẫn kỹ năng của chúng ta đều chỉ nằm trong khuôn khổ “sách vở”. Có nghĩa là dù học giỏi đến đâu, khi va chạm thực tế vẫn có rất nhiều vấn đề mới mà chúng ta không thể lường trước được. Do đó, việc không biết cách xử lý một vấn đề hay không thể hoàn thành công việc tốt nhất trong giai đoạn này cũng là điều dễ hiểu. Và lúc này, bạn nói “Tôi không biết”  với cấp trên hay đồng nghiệp đều sẽ nhận được sự đồng cảm và hỗ trợ hết mình. Thậm chí, rất nhiều cấp trên còn sẽ đánh giá cao và cho bạn thêm nhiều cơ hội khác để thử sức vì tinh thần dũng cảm và ham học hỏi.

Nhưng không phải lúc nào “Tôi không biết” cũng giúp bạn ghi điểm trước cấp trên và đồng nghiệp. Hãy thử tưởng tượng, khi bạn đã đi làm được hơn 5 năm, kiến thức và kỹ năng đều đã được trau dồi ở mức ổn định nhưng trước các vấn đề phát sinh vẫn không thể chủ động giải quyết. Lúc này, cơ hội học hỏi đã không còn nữa mà sẽ trở thành điểm yếu chí mạng khiến cấp trên, đồng nghiệp nghi ngờ về năng lực và cản trở các cơ hội thăng tiến.

"Tôi không biết" - Là cơ hội hay rào cản thăng tiến trong sự nghiệp

Chị Thái Vân Linh chia sẻ tại sự kiện Begin.Again về vấn đề “Tôi không biết” trong sự nghiệp

Và trước vấn đề này, chị Thái Vân Linh đã chia sẻ rất chân thành và thẳng thắn rằng:

Ở độ tuổi 20 tuổi, bạn có thể dễ dàng nói “Tôi không biết” và được nhiều người sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo nhưng khi lên tới 30, 40 tuổi, có nhiều vấn đề mà chúng ta không thể tiếp tục nói “Tôi không biết” được nữa.

Vì vậy thì trong độ tuổi 20, các bạn không nên suy nghĩ cuộc đời thế nào, đi chơi ra sao. Hai mấy tuổi là cơ hội duy nhất để các bạn được học hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng từ những người đã có kinh nghiệm. 

Qua đó có thể nhận thấy rằng việc nói “Tôi không biết” không hẳn là rào cản khiến sự nghiệp bạn chậm thăng tiến mà chính là cơ hội tốt nếu biết và vận dụng đúng thời điểm. Vì thế, nếu còn cơ hội, bạn đừng ngần ngại mà không nắm bắt để hoàn thiện bản thân, chuẩn bị cho những bước đi dài hơn trong sự nghiệp tương lai.

 

Học nói “Tôi không biết” một cách khôn ngoan

Vậy làm sao để biến “Tôi không biết” từ một điểm bất lợi trở thành cơ hội thăng tiến trong những năm đầu sự nghiệp của mình? Nếu muốn như vậy, bạn hãy chuẩn bị cho mình tâm lý cởi mở và tinh thần sẵn sàng học hỏi những điều mới. Sau đó, hãy xác định thật chắn chắc công việc mà mình sẽ nói “Tôi không biết” gồm có những hạng mục nào chưa rõ và chưa rõ ở điểm nào. Bên cạnh đó, bạn hãy bày tỏ nguyện vọng muốn được nhận sự trợ giúp của cấp trên/ đồng nghiệp để thực hiện và thông qua đó học hỏi, phát triển bản thân. Và đừng quên xin lời nhận xét của cấp trên sau khi đã hoàn thành công việc đó và tự đánh giá bản thân một cách khách quan. 

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp công việc đòi hỏi cao và cấp trên chưa thể giao cho bạn trong thời điểm đó. Đừng bỏ cuộc, hãy táo bạo đề nghị được hỗ trợ người thực hiện công việc đó trong phạm vi mình để được học hỏi thêm nhiều hơn nữa. Lúc này, không chỉ gây ấn tượng với mọi người bằng sự thành thật mà bạn còn khiến cấp trên đánh giá cao hơn về tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.

Nhưng cũng đừng vì những lợi thế này mà lạm dụng “Tôi không biết” trong công việc vì sẽ khó có người sếp nào chịu đựng được quá lâu trước một nhân viên “điều gì cũng không biết”! Hãy luôn là người chủ động và xác định được mình cần và muốn học hỏi, cải thiện thêm kiến thức và kỹ năng gì thông qua công việc. Như thế không chỉ giúp bạn xác định được đúng mục tiêu trên hành trình thăng tiến của mình mà còn tránh ảnh hưởng đến công việc của người khác.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Doanh nhân Thái Vân Linh: Chăm chỉ biến may mắn thành cơ hội bứt phá!

Mức lương không như mong đợi, chưa tìm được cơ hội thăng tiến, chưa có cơ hội phát huy thế mạnh bản thân trong công việc luôn là những trăn trở của rất nhiều người đi làm, đặc biệt là nhân sự có kinh nghiệm và các cấp quản lí. Thấu hiểu được những trăn trở đó, VietnamWorks đã khởi xướng hành trình Begin.Again nhằm mang đến cho người tìm việc những giải pháp và tìm thấy cơ hội bứt phá trong sự nghiệp.

Cùng với đó, sự kiện Begin.Again nằm trong chuỗi hành trình diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội vào ngày 27/7 và 3/8 vừa qua đã là cầu nối hữu ích giữa người tìm việc cùng Doanh nhân Thái Vân Linh và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam. HR Insider cho ra chuỗi bài viết dựa trên những chia sẻ của các diễn giả tại sự kiện với hy vọng giúp bạn tìm ra những giải pháp sự nghiệp cho riêng mình!

 

 

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers