• .
adsads
Untitled design 179
Lượt Xem 6 K

Cuối cùng thì công cuộc tìm kiếm việc làm và các kĩ năng phỏng vấn đã được trả công xứng đáng – bạn đã nhận được job offer, và giờ thì bạn nhận được rất nhiều lời mời làm việc trong hộp thư của mình. Mặc dù đây chính là viễn cảnh bạn hằng mơ ước bấy lâu, nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu đi tìm việc, có một vài thứ sẽ khiến bạn vô cùng đau đầu đấy! Gia đình và bạn bè sẽ nhanh chóng “vào cuộc” để cho bạn những lời khuyên. Mặc dù thế, để biết đâu là công việc phù hợp với bản thân, bạn cần dựa vào một số yếu tố sau đây – mà một vài trong số đó là những điều rất dễ bị bạn bỏ qua đấy!

Tiền không phải là điều quan trọng nhất

So sánh lương giữa các nơi với nhau chính là điểm khởi đầu dễ dàng nhất cho bạn trong quá trình lựa chọn. Tuy nhiên, theo Rachel Kim, nhà chiến lược nghề nghiệp và tư vấn viên tại SoFi cho rằng, chỉ dựa vào tiền để lựa chọn là một quyết định sai lầm. Tạm gạt đi vấn đề tiền bạc sang một bên, bạn sẽ có cơ hội đào sâu hơn để tìm ra những gì bạn cho là mình đang cần nhất. “Hãy nghĩ về những khía cạnh như trách nhiệm nghề nghiệp, hay thành quả mà mình muốn đạt được trước khi bắt đầu quyết định chọn công việc nào đó”, Kim cho hay. Dĩ nhiên rồi, tiền bạc vẫn chiếm phần quan trọng, nhưng bạn nên biết “cân đo đong đếm” tất cả các khía cạnh của vị trí đó với nhau; từ tất cả các phụ cấp bao gồm những kì nghỉ du lịch, cho tới những kĩ năng và kinh nghiệm bạn sẽ gặt hái được cho con đường sự nghiệp tương lai của mình.

Liệu vị trí đó có thật sự “vừa vặn” với bạn?

Lựa chọn một công việc “vừa vặn” với mình, có nghĩa là bạn phải thật sự hiểu rõ động lực và mục tiêu của bản thân là gì khi nhận job offer đó. Kim cho biết: “Sự nghiệp có thành công hay không bắt nguồn từ khâu lựa chọn công việc. Đó phải là nơi bạn liên kết được với những động lực nội sinh; là nơi bạn có thể sử dụng và phát triển kĩ năng của mình; nơi công việc có mục tiêu rõ ràng để bạn đóng góp giá trị của mình; nơi mà bạn cảm thấy mình thật sự thuộc về”. Công việc với sự rõ ràng về mục đích và giá trị sẽ giúp bạn thể hiện tốt hơn ở vị trí đó. Đây cũng là cầu nối dẫn đến những sự thăng tiến hay được tăng mức lương sau này đấy.

Tiềm năng phát triển sự nghiệp

Đau đầu vì nhận được quá nhiều job offer? Đây là cách giúp bạn lựa chọn

Hãy đánh giá mỗi vị trí dựa trên những kĩ năng nào mình sẽ có cơ hội thực hành và học hỏi, sẽ gặt hái được trải nghiệm như thế nào, và mối quan hệ nghề nghiệp sẽ được mở rộng ra sao. Hãy cân nhắc về việc con đường sự nghiệp của mình có thể thành công và tiến triển tại tổ chức ấy hay không. Công ty có đang trên đà phát triển không? Có nhiều cơ hội để học tập và thăng tiến trong nghề nghiệp về lâu về dài hay không? Tất cả những yếu tố này bạn nên cố gắng ghi nhớ để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn nhé!

Ai sẽ là quản lí trực tiếp của bạn?

Quản lí là những nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trên con đường đi đến thành công của bạn. Khi so sánh các lời đề nghị làm việc, hãy tự hỏi bản thân, liệu vị sếp đó có phải là người mà bạn có thể học hỏi từ họ hay không, và liệu rằng bạn có hòa hợp với họ trong công việc hay không? Một cuộc bỏ phiếu tại Gallop với hơn một triệu nhân công Mỹ cho thấy rằng, 75% quyết định nghỉ việc vì sếp của họ, chứ không phải lí do là vì vị trí làm việc của mình. “Để có thể đánh giá tốt đâu là một người quản lí tiềm năng, bạn cần phải biết về phong cách quản lí của họ, cách họ ra quyết định, những đặc tính mà họ thích khi bạn gửi báo cáo trực tiếp, và mối quan hệ giữa sếp và nhân viên ra sao trong con mắt của họ”, Kim phát biểu. Hãy nhìn lại các buổi phỏng vấn vừa qua, và tự hỏi bản thân liệu có vị quản lí nào nổi bật nhất mà bạn có hứng thú làm việc chung với không nhé.

Cân nhắc kế hoạch rút lui trong tương lai

Theo Kim, “có một tầm nhìn xa sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định ngắn hạn tốt nhất”. Thời nay, thật là viễn vông khi bạn có ý định gắn bó “trường tồn” với một công ty cả quãng đời của mình. Hỏi bản thân rằng mình sẽ như thế nào trong 5 năm, 10 năm, hay thậm chí 15 năm tới; và bạn cần những gì để đến được các cột mốc đó. Những kĩ năng và kinh nghiệm bạn cần là gì? Bạn cần quen biết với ai trong các mối quan hệ xã hội của mình? Sau đó, hãy so sánh các lời mời làm việc với nhau, cân nhắc xem đâu là nơi có cánh cửa mở rộng nhất, ai sẽ là người luôn ở bên xung quanh bạn, và liệu rằng các kinh nghiệm mà bạn thu được có đem lại thành công khi mà bạn quyết định chọn hướng đi khác hay không.

Tán dương quyết định cuối cùng của mình

Bạn sẽ rất dễ dàng có ý nghĩ thứ hai ngay cả khi chuẩn bị gửi lá thư đồng ý làm việc của mình. Đó là lí do tại sao bạn nên dành ra thời gian để suy nghĩ về quyết định cuối cùng, và chắc rằng bạn cảm thấy thoải mái với lựa chọn đó. Một khi “ván đã đóng thuyền”, đừng nghĩ ngợi thêm gì nữa. Hãy tự tán dương quyết định mà mình đã chọn, và sẵn sàng với những bước chân đầu tiên trên con thuyền sự nghiệp của mình, bạn nhé!

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với công việc của mình. Hơn hết còn giúp...

Tăng tỉ lệ phỏng vấn với quy tắc "9 trên 10" khi rải CV

Rải tới hàng chục CV nhưng chỉ nhận phản hồi hàng đơn vị, hoặc thậm chí là không có. Đây chính là tình trạng khó...

Folder&Tag Management - Quản lý hồ sơ ứng viên thuận tiện và dễ dàng

Với những công việc có độ thu hút cao, hay thị trường việc làm đang bước vào giai đoạn cao điểm, nhà tuyển dụng sẽ...

Đợi lâu quá không được lên lương, nhân sự chọn cách nhảy việc để có mức lương tốt hơn

“Dứt áo ra đi” vì đợi lâu quá không được lên lương, xu hướng nhảy việc của người trẻ thời nay vẫn chưa đến hồi...

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay một freelancer thì cách viết bài chuẩn SEO đều cần...

Bài Viết Liên Quan
8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc...

Tăng tỉ lệ phỏng vấn với quy tắc "9 trên 10" khi rải CV

Rải tới hàng chục CV nhưng chỉ nhận phản hồi hàng đơn vị, hoặc thậm...

Folder&Tag Management - Quản lý hồ sơ ứng viên thuận tiện và dễ dàng

Với những công việc có độ thu hút cao, hay thị trường việc làm đang...

Đợi lâu quá không được lên lương, nhân sự chọn cách nhảy việc để có mức lương tốt hơn

“Dứt áo ra đi” vì đợi lâu quá không được lên lương, xu hướng nhảy...

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers